Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Sự quan trọng của huyệt Đan Điền (Khí Hải)


Quan trọng của khí hải (đan điền)



1 .HUYỆT KHÍ HẢI
TÊN HUYỆT :
• Khí = nguyên khí. Hải = biển.
• Huyệt là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây trong tình trạng phong phú và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần thiết cung cấp cho sự sống. Đây là huyệt căn bản để bồi bổ cho cơ thể, vì vậy gọi là
Khí Hải (Trung Y Cương Mục)
VỊ TRÍ :
Lỗ rốn thẳng xuống 1,5 thốn.
CƯỜNG TRÁNG YÊU HUYỆT KHÍ HẢI ( huyệt khí hải có tác dụng cường tráng vùng lưng)
Khí hải còn có tên là đan điền hoặc đan táo( bếp lò ). Là bể của khí, là hội của nguyên khí, là gốc rễ của hô hấp, là yếu huyệt của hạ tiêu, cho nên khí hóa đều do đây mà phát ra. Cho nên tác dụng là bổ ích chân nguyên, ôn chấn thận dương, giống như củi dưới đáy nồi cho nên có tác dụng ôn tỳ vị trợ vận hóa, khiến cho thủy cốc được hủ thục ( nấu chín , tiêu hóa ), lại thêm tác dụng khí hóa bàng quang, khiến cho khí hóa bay lên, tân dịch được phân bố ra 4 phương, trọc âm được xuất ra.
Khí hải là hội của nguyên khí, vậy nguyên khí là gì? nguyên khí có tên khác là chân khí, chân khí bẩm thụ tinh khí của tiên thiên, được tinh khí của hậu thiên tư dưỡng bổ sung hóa sinh mà thành. << nội kinh>> viết : “ chân khí, bẩm thụ ở trời, cùng với cốc khí có tác dụng mạnh thân thể”.
Sinh lý tác dụng của chân khí: chân khí là nguồn động lực của sinh mệnh hoạt động của con người, các tạng phủ và sự hoạt động của toàn thân đều dựa vào sự khí hóa. << tố vấn – thượng cổ thiên chân luận>>: “ điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai” tức là “ điềm đạm hư vô thì chân khí theo đó mà sinh ra, tinh thần nội thủ thì bệnh theo đó mà tiêu tan”.
Quan hệ giữa khí và tinh chủ yếu có hai điểm sau :
+ khí sinh tinh: trong thân thể có tinh khí hữu hình, như tinh khí của thủy cốc, vinh khí, can khí. Thận tàng tinh khí đều do các tạng phủ sinh hóa mà đưa đến, khí mà ly khai tạng phủ thì tinh không thể được sinh ra. Như khí xa lìa tỳ vị thì tinh vi của thủy cốc làm sao hóa sinh được, cho nên tinh khí không hội lại và không bổ sung được.
+ tinh hóa khí: công năng hoạt động của con người là vô hình, đó là do vật chất cửa tinh khí mà ra. Khí là do tinh sản sinh và thôi động, và ôn chiếu phòng vệ, cố nhiếp, thăng giáng tác dụng, vinh dưỡng. Đó là các tác dụng phản ánh sinh hóa tinh khí. Bởi vậy nói khí sinh tinh, tinh hóa khí là nhân quả tuần hoàn, hỗ trợ nhau, âm dương hỗ căn, khí hải huyệt là hội của nguyệt khí, lại có tác dụng bổ thận cố dương cường yêu.
CÔNG NĂNG: THĂNG DƯƠNG BỔ KHÍ , ÍCH THẬN CỐ TINH.
PHỐI NGŨ :
+ khí hải phối với quan nguyên, trung cực: thứ đều gần tác dụng với nhau, cho nên trên lâm sàng rất hay dùng cùng nhau. công năng của phân ra 3 loại như dưới đây:
Khí hải: nhâm mạch, cường yêu. Thăng dương bổ khí, ích thận cố tinh.
Quan nguyên: nhâm mạch, mộ huyệt của tiêu trường kinh . ôn thận cố tinh, bổ khí hồi dương, thông điều xung nhâm, điều khí hòa huyết.
Trung cực: nhâm mạch, huyệt mộ của bàng quang kinh. tráng nguyên dương, điều kinh huyết, lợi bàng quang, lý hạ tiêu.
Nếu khí hải quan nguyên, trung cực dùng 3 huyệt đồng thời thì có tác dụng ôn thận trợ dương, sơ điều khí cơ, thông điều bàng quang, điều kinh dưỡng huyết. chủ trị tỳ thận bất túc, khí hư tiểu tiện bất lợi, cùng với nam tử thận hư tinh khuy, phụ nữ huyết khuy kinh nguyệt không điều hoa.
Nguồn: Sưu tầm trên Internet (không ghi tên tác giả)


1 nhận xét:

NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC nói...

"....không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích..." (Khổng Tử)