ĐỀ PHÒNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm là bệnh
hay gặp ở người trong độ tuổi lao động. Bệnh không gây tử vong, nhưng lại ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Do lao động không hợp lý
Thoát vị đĩa đệm là tình
trạng đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó. Bình thường đĩa đệm
nằm chính giữa hai đốt xương trên - dưới của cột sống. Khi có yếu tố tác động,
đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí này và gây ra bệnh cảnh thoát vị đĩa đệm. Vì
gây ra đau lưng, bệnh làm người ta khó đi lại, không thể lao động. Thậm chí,
thoát vị đĩa đệm cản trở cả những tình huống sinh hoạt đơn giản nhất: không
ngồi, cúi, và không nằm được. Do đó bệnh làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng
cuộc sống.
Yếu tố chính gây thoát
vị đĩa đệm chủ yếu là do lực cơ học của lao động khi làm việc sai tư thế. Khi
lao động sai tư thế, tư thế cột sống bị lệch vẹo và đĩa đệm bị di chuyển từ vị
trí trung tâm ra ngoại biên để phân tán lực. Nếu không được phục hồi trở về
trạng thái bình thường thì đĩa đệm sẽ ở lại vị trí ngoại vi mãi mãi và trở
thành bệnh lý.
Mang vác bao nhiêu kg là
vừa?
Để giảm thiểu nguy cơ bị
thoát vị đĩa đệm, cần những yếu tố sau: Lao động vừa sức mình - điều này là
quan trọng vì tải trọng cột sống - đĩa đệm chỉ chịu được một gánh nặng nhất
định, nên nếu bạn quá cố gắng sẽ làm hư hỏng hệ thống giải phẫu này và gia tăng
nguy cơ bệnh lý. Tính trung bình, với sức vóc người VN, chỉ mang vác dưới 30
kg, nhất định không được vượt 50 kg (lúc này gần 100% sức tải của cơ thể). Với
các vật nặng, nhất thiết phải được khiêng bởi nhiều người hoặc sử dụng máy móc,
xe nâng thay thế. Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ,
phân chia công việc từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, kẻo “khục” cột sống; làm
việc đúng tư thế - đây là điều rất cần thiết. Bởi, khi làm việc đúng tư thế,
lực cơ học luôn có hướng từ trên xuống dưới, và đĩa đệm không bị chèn đẩy vị
trí. Nó chỉ chịu một lực nén từ trên xuống dưới và do vậy, không bị thoát vị.
Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật
nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế
trẻ em, thậm chí là lái ô tô...
Tiếp nữa là có chế độ
làm việc hợp lý, để điều hòa sự “lao động” và hồi phục của đĩa đệm. Theo ước
tính, đĩa đệm chỉ chịu được trọng tải trong 2 giờ là tối đa, và nó cần 15 - 20
phút nghỉ ngơi để tái hấp thu “dịch phục hồi”. Do vậy khi lao động, nếu không
nghỉ ngơi xen kẽ, thì đĩa đệm không được phục hồi hoặc được phục hồi không đầy
đủ khiến nó nhanh chóng bị thoái hóa. Sau 2 giờ lao động nên được nghỉ ngơi tối
thiểu 15 phút. Thời gian này tuy ngắn ngủi, nhưng lại có tác dụng làm bền sức
mạnh cho đĩa đệm.
Bác sĩ Hồng Phúc
(Học viện Quân y)
TÁC HẠI CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KÉM
Theo các bác sĩ, chuyên
gia dinh dưỡng Mỹ, một chế độ ăn uống kém dinh dưỡng có thể khiến trẻ hay đau
ốm và ảnh hưởng tới việc học hành sau này của trẻ.
Báo Tehran Times dẫn lời một bác sĩ nhi cho biết chế độ dinh dưỡng kém
lúc nhỏ có thể khiến trẻ dễ bị táo bón kinh niên, đau bụng, thiếu chất sắt, mắc
bệnh tiểu đường týp 2 và bị chứng huyết áp cao. Trẻ sẽ luôn bị thiếu vitamin và
chất xơ nếu những bữa ăn không có rau củ và hoa quả. Ăn uống thiếu chất trong
thời gian dài có thể làm chậm sự phát triển trí não của trẻ, nhất là trong
những giai đoạn tăng trưởng quan trọng trước 3 tuổi, từ đó có thể ảnh hưởng đến
kết quả học tập sau này.
H.Y
BỆNH UNG THƯ PHỔI
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi bắt nguồn từ những mô của phổi, thường là từ lớp lót tế
bào túi khí. Có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư tế bào
phổi không phải tế bào nhỏ. Những loại này được chẩn đoán dựa trên việc quan
sát tế bào dưới kính hiển vi.
Hơn 80% ung thư phổi
thuộc loại ung thư không phải tế bào nhỏ. Trong đó được chia thành ba loại nhỏ,
bao gồm ung thư biểu mô tế bào vẩy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế
bào lớn.
Nguyên Nhân Gây Bệnh là
gì?
Khói thuốc là một nguy
cơ quan trọng nhất và nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến ung thư phổi. Đây là
nguyên nhân gây ra 80% số trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới. Những hợp
chất nguy hại trong thuốc lá phá hủy các tế bào phổi. Qua thời gian, những tế
bào bị phá hủy đó bị ung thư. Đó là lý do tại sao hút thuốc điếu, thuốc tẩu,
hoặc xì-gà có thể gây ung thư phổi và những người không hút thuốc hít phải
những chất trên cũng bị mắc ung thư. Một người hít càng nhiều khói thuốc thì
nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn.
Những nguyên nhân khác
có thể gây ung thư phổi bao gồm chất rađon (khí ga hoạt tính), amiăng, thạch tín,
crom, ni-ken và ô nhiễm không khí. Những người có thành viên trong gia đình bị
ung thư phổi cũng có khả năng bị nhiễm bệnh trên. Những người bị ung thư phổi
có nguy cơ phát triển ung bướu phổi lần hai. Những người trên 65 tuổi khi chẩn
đoán thường mắc bệnh ung thư phổi.
Triệu chứng
Ung thư phổi giai đoạn
đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Nhưng khi bệnh phát triển, thường có
những dấu hiệu sau:
- Ho không khỏi, ngày
càng nặng hơn - Hô hấp có vấn đề, chẳng hạn như thở dốc - Đau ngực kéo dài - Ho
ra máu - Khàn giọng - Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, như bị viêm phổi - Luôn
cảm thấy vô cùng mệt mỏi - Giảm cân không rõ nguyên nhân
Thường thì các triệu
chứng này không phải do ung thư. Các vấn đề khác về sức khỏe cũng có thể gây ra
các triệu chứng này. Ai có những triệu chứng như trên nên đến gặp bác sĩ để
được chẩn đoán và điều trị sớm.
Chẩn đoán
Cách tốt nhất để ngăn
ngừa ung thư phổi là bỏ, hoặc không bao giờ hút thuốc lại nữa!
Nếu quý vị có những dấu
hiệu bị ung thư phổi, các bác sĩ sẽ tìm ra liệu nó bắt nguồn từ ung thư hay do
tình trạng sức khỏe khác. Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu và làm một số
chẩn đoán:
- Kiểm Tra Thể Trạng -
Chụp X-quang Vùng Ngực - Chụp Cắt Lớp Điện Toán (CT)
Bác sĩ có thể yêu cầu
người bệnh làm thêm một số xét nghiệm sau để lấy bệnh phẩm:
- Xét nghiệm đờm - Chọc
dịch màng phổi - Nội soi phế quản - Chọc hút bằng kim - Mở lồng ngực
Chẩn Đoán Ung Thư Phổi
Bằng Cách Nào?
Để có kế hoạch điều trị
tốt nhất, bác sĩ cần xác định được loại ung thư phổi và giai đoạn phát triển
của bệnh. Việc xác định thời kỳ của bệnh được tiến hành rất cẩn thận để tìm rõ
xem bệnh đã lan ra đến những phần nào trên cơ thể. Ung thư phổi lan nhanh nhất
đến các hạch bạch huyết, não, xương, gan, và tuyến thượng thận.
Các Giai Đoạn Của Ung
Thư Phổi Tế Bào Nhỏ
Các bác sĩ mô tả ung thư
phổi tế bào nhỏ có hai giai đoạn:
- Giai đoạn hạn chế: Ung
thư được phát hiện ở một lá phổi và những mô gần kề.
- Giai đoạn mở rộng: Ung
thư được phát hiện tại những mô ở vùng ngực bên ngoài phổi. Hoặc ung thư được
phát hiện ở những cơ quan xa hơn.
Các Giai Đoạn của Ung
Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ
* Giai đoạn chưa phát
triển rõ ràng: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu
nước thu được từ nội soi phế quản, nhưng không thể nhìn thấy những khối u trong
phổi.
* Giai đoạn 0: Các tế
bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp đệm gần phổi nhất. Khối u không phát triển
thông qua lớp đệm này. Khối u ở giai đoạn này được gọi là ung thư biểu
mô. Khối u không phải là ung thư lây lan.
* Giai đoạn I: Khối u
phổi không phải là ung thư lây lan. Khối u phát triển thông qua lớp đệm gần
nhất của phổi, dần đi vào sâu những mô phổi bên trong. Các tế bào ung thư không
được tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.
* Giai đoạn II: U phổi
có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng sẽ không lây lan sang những bộ phận xung
quanh. Các tế bào ung thư không được tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.
* Giai đoạn III: U phổi
có thể lan đến những cơ quan gần kề, lồng ngực, cơ hoành, các mạch lớn hoặc các
u huyết cùng phía hoặc đối diện với khối u.
* Giai đoạn IV: Các khối
u ác tính sản sinh được tìm thấy tại các thùy phổi hoặc tại lá phổi khác. Các
tế bào ung thư được tìm thấy tại những bộ phận khác của cơ thể như não, tuyến
thượng thận, gan, hoặc xương.
Điều Trị Ung Thư Phổi
Tùy vào từng giai đoạn phát
triển của bệnh mà bác sĩ xác định mục tiêu của việc điều trị là chữa trị, kiềm
chế bệnh để kéo dài sự sống hoặc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tật
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương thức chữa trị có thể được tiến hành
đơn lập hoặc kết hợp giữa Phẫu thuật, Xạ trị Hóa Trị, và Chữa bệnh bằng thuốc
theo mục tiêu.
Đón xem chương trình “
Hành trình hi vọng”, những cậu chuyện đặc biệt được chia sẻ từ Trung Tâm Điều
Trị Ung thư Parkway ,
sắp được phát sóng trên đài truyền hình TP.HCM
Parkway tại Việt Nam :
+ Hà Nội: Tel: (84) 4747
2729 / (84) 4747 2730 + Đà Nẵng: Tel: (84) 5 11369 2998 / (84) 5 11369 2999 +
TP Hồ Chí Minh: Tel: (84) 8823 0096 / (84) 8823 0092
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Nguồn thông tin được
cung cấp từ
trung tâm Ung bướu
Parkway Singapore
BÙ NƯỚC CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY
Con tôi hiện nay được 10
tháng rưỡi, hai hôm nay cháu bị đi ngoài ngày khoảng 10 lần, phân sống, có
nhầy, hạt, đi phải rặn (không có máu), ho nặng tiếng, mỗi lần ho phải thở như
người hen, kèm theo sổ mũi. Khoảng một tháng trước, cháu bị lỵ trực khuẩn. Tình
trạng trên có liên quan gì đến chế độ dinh dưỡng của bé không? Tôi cho cháu đi
khám, bác sĩ kê thuốc Cefixime, Royal, Medexa.thuyvien...@gmail.com
- Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh
dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, trả lời: Con bạn đang có bệnh lý tại
đường hô hấp và đường tiêu hóa. Theo như triệu chứng bạn mô tả thì nhiều khả
năng cháu bị viêm phế quản và tiêu chảy (chưa rõ là tiêu chảy cấp hay tiêu chảy
nhiễm trùng, có thể cần xét nghiệm phân để xác định). Tùy theo tác nhân gây
bệnh, bác sĩ sẽ có thuốc điều trị cho cháu thích hợp. Cefixim là một loại kháng
sinh, có tác dụng tại đường hô hấp và tiêu hóa. Còn dexamethasone là một loại
corticoid có tác dụng kháng viêm. Bạn có thể trao đổi về chẩn đoán và thông tin
về thuốc điều trị với bác sĩ điều trị, như vậy sẽ chính xác hơn.
Tuy nhiên, khi trẻ bị
tiêu chảy, điều quan trọng nhất là phải bù đủ lượng nước mất bằng dung dịch bù
nước, cho cháu ăn nhiều bữa nhỏ để bảo đảm dinh dưỡng và giữ vệ sinh tốt để
tránh tái nhiễm. Bạn cần cho bé đến bệnh viện khám lại ngay nếu cháu bệnh nặng
hơn, phân có máu, khát nước nhiều hoặc nôn ói nhiều, tiểu ít, bứt rứt, li bì,
mắt trũng, môi khô...
Khi trẻ bị viêm đường hô
hấp, bạn phải giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống đủ nước làm loãng đàm, làm thông
thoáng đường hô hấp bằng cách hút mũi, dinh dưỡng đầy đủ để tăng khả năng chống
bệnh. Bạn cũng cần theo dõi những dấu hiệu nặng dể cho trẻ đi khám lại ngay như
thở nhanh, thở mệt, thở co kéo nhiều, tím môi... Bạn cần tuân thủ y lệnh của
bác sĩ điều trị. Chế độ dinh dưỡng không thích hợp hoặc không bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn.
Theo Người Lao Động
ÁNH NẮNG CÓ TÁC DỤNG TỐT CHO NGƯỜI TRẦM CẢM
Nghiên cứu mới đây các
nhà khoa học tại Đại học Alabama ở thành phố Birmingham (Đông Nam nước Mỹ) cho thấy rằng bầu trời
ít nắng có thể khiến những người bị trầm cảm thiếu minh mẫn về trí nhớ, tư duy
và các chức năng nhận thức khác.
Theo hãng tin Reuters, nghiên cứu đã xem xét mối tương quan giữa dữ
liệu về thời tiết của cơ quan NASA và điểm số kiểm tra về khả năng nhận thức
của 14.000 người Mỹ từ 45 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy những người bị trầm
cảm ở khu vực ít nắng có nguy cơ bị giảm sút về trí nhớ và các chức năng nhận
thức khác cao gấp hai lần so với nhóm người ở vùng có nhiều nắng. Lâu nay,
người ta đã biết mối liên hệ giữa ánh nắng và hội chứng dễ xúc động theo mùa
(SAD) – một dạng trầm cảm mà các triệu chứng thay đổi theo mùa, thường tăng
nặng vào cuối thu, đông và được cải thiện hơn khi trời nhiều nắng. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu lý giải tại sao ánh nắng lại ảnh hưởng đến khả năng tư duy
và trí nhớ. Lần này, các nhà khoa học cho rằng tiếp xúc với ánh nắng làm tăng
hàm lượng hormone melatonin và serotonin trong cơ thể - hai dạng hormone này có
ảnh hưởng đến tính khí và nhận thức của con người.
Theo Tr. Lâm / Người Lao
Động
PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
Bệnh lý tim mạch là
nguyên nhân hàng đầu trong mọi nguyên nhân gây tử vong. Ngoài yếu tố bẩm sinh,
đa số trường hợp là do sai lầm trong lối sống.
Bệnh tim mạch ngày nay đã xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn nhiều so với
trước đây. Vừa qua, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân chỉ mới 40 tuổi, nhập
viện vì đột ngột đau ngực trái dữ dội, kèm đổ nhiều mồ hôi và khó thở. Kết quả
khám bệnh cho biết bệnh nhân T. bị nhồi máu cơ tim tối cấp, cần phải thông mạch
vành. Anh T. là chủ doanh nghiệp, thường xuyên tiếp đãi khách nên phải nhậu
nhẹt. Anh có thói quen hút thuốc khoảng 20 điếu mỗi ngày, ít vận động nên bị
thừa cân.
Trước đây anh T. vẫn
thấy khỏe bình thường, chỉ mới lần khám sức khỏe tổng quát đầu năm nay cho thấy
lượng đường trong máu hơi tăng, cholesterol tăng cao, đo điện tim thấy có dấu
hiệu thiếu máu cơ tim nhẹ. Vì bận công việc nên anh T. bỏ qua không điều trị
tích cực. Ngoài ra anh T. có người cha chết vì bệnh xuất huyết não. Anh T. có
nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao mà không biết.
Có những yếu tố nguy cơ
không thay đổi được, tuy nhiên cũng có các yếu tố nguy cơ có thể ngăn chận.
Hiểu được điều này ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh.
1. Các yếu tố nguy cơ
tim mạch không thể thay đổi được, bao gồm: tuổi, giới, di truyền. Đây là các
yếu tố nguy cơ mà nền y học đang bó tay.
- Tuổi: càng cao tuổi
nguy cơ bệnh tim mạch càng tăng. Một thống kê ở Mỹ cho thấy cứ năm người chết
do bệnh tim mạch thì có tới bốn người trên 65 tuổi.
- Giới tính: trong độ
tuổi từ nhỏ đến trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ, nhưng đến tuổi
mãn kinh thì tỉ lệ bệnh tim mạch ở nữ xấp xỉ ở nam.
- Di truyền: Nhiều
nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh chị
em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
2. Các yếu tố nguy cơ
tim mạch có thể thay đổi được:
- Thuốc lá: ảnh hưởng
đến mọi lứa tuổi, là nguyên nhân hay gặp gây nhồi máu cơ tim ở tuổi dưới 40.
Người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần người không hút
thuốc
- Cholesterol máu cao,
LDL và cholesterol toàn phần cao, HDL thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Béo phì: người béo phì
dễ bị tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và là nguy cơ của bệnh tim mạch. Nhất
là béo phì kèm theo béo bụng.
- Ít hoặc không vận
động: Khi vận động cơ thể tăng tiêu hao năng lượng, mọi cơ quan tăng cường hoạt
động giúp thải trừ các chất độc hại ra ngoài, làm giảm cholesterol, hạ huyết
áp. Vận động làm tăng sức mạnh của cơ bắp, làm tim và mạch máu đàn hồi tốt hơn,
dẻo dai hơn. Vì vậy người ít hoặc không vận động có nhiều nguy cơ bị bệnh tim
mạch hơn so với người năng vận động, rèn luyện cơ thể.
- Tăng huyết áp: Ở người
bệnh tăng huyết áp, thành mạch máu thường bị vữa xơ nên rất kém co giãn. Do đó
để tống máu đi, tim phải co bóp mạnh hơn. Hệ quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng
hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp lực lên thành động mạch tăng
cùng với sự vữa xơ, mạch máu dễ bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai
biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh đái tháo đường:
Theo một nghiên cứu, hơn 65% người đái tháo đường bị tử vong vì bệnh tim mạch.
- Bị stress làm tăng
nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh tim mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress
thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên.
- Rượu làm tăng huyết
áp, tăng triglicerid máu, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên
uống rượu vang đỏ đều đặn một ly hằng ngày lại tốt cho tim mạch.
3. Yếu tố nguy cơ ở phụ
nữ:
Uống thuốc viên ngừa
thai sẽ làm tăng nhẹ nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm ở nữ giới, nếu kèm thêm hút
thuốc lá thì nguy cơ này tăng lên rất nhiều lần.
Trong giai đoạn mang
thai nếu bị tiền sản giật, đái tháo đường, hoặc người sinh con nhẹ cân cũng
tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm.
Nhóm có nguy cơ thẤp
Nhóm có nguy cơ cao
Nhóm có nguy cơ trung
bình
NhẬn biẾt
Khi có tất cả các yếu tố
sau đây:
không hút thuốc lá,
cholesterol toàn phần dưới 200mg/dL và HDL trên 40mg/dL, huyết áp tâm thu dưới
120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, không bị đái tháo đường, gia đình
không có ai sớm mắc bệnh mạch máu
Khi có bất kỳ yếu tố nào
sau đây:
đã biết bị bệnh động
mạch vành hay bệnh mạch máu khác, bị bệnh đái tháo đường type 2, trên 65 tuổi
kèm theo một hoặc nhiều yếu tố (hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong
máu, béo phì)
Khi không thể xếp vào
nhóm nguy cơ thấp hoặc nhóm nguy cơ cao
GIẢI pháp
Không cần điều trị. Chỉ
cần tiếp tục duy trì lối sống khỏe mạnh (ăn uống hợp lý, tập luyện thể lực,
không bị béo phì)
Cần điều trị càng sớm
càng tốt
Cần thay đổi lối sống để
có được như người có nguy cơ thấp, đồng thời cũng cần được kiểm tra thêm xem có
bệnh động mạch vành hay không
Theo Bs Nguyễn Thanh Hải
/ Tuổi Trẻ
(Bệnh viện Cấp cứu Trưng
Vương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét