Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

TRÀ THẢO DƯỢC

Trà thảo dược là một thức uống thú vị: vừa thơm ngon lại có tác dụng tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng hợp lý;
Sau đây mình chỉ dẫn cho bạn một món trà thảo dược giúp cho những ai ngủ kém, suy nhược cơ thể, người bị chứng béo phì, mỡ máu cao, men gan cao, hay người mắc chứng tiểu đường sử dụng rất tốt:











1. Nguyên liệu:

(cho một lần pha cho 1-2  người dùng)

1- Sâm hành :       4 gam;
2- Hòe hoa:           2 gam;
3- Hắc táo nhân:   4 gam;
4- Cam thảo :        4 gam;
5- Cúc hoa:           4 gam;
6- Trần bì:             1 gam.

Tất cả các vị trên bạn có thể mua ở tiệm thuốc Đông y. Để thuận tiện sử dụng hàng ngày, bạn có thể mua như sau:
- Sâm hành: 200 gam, 
- Hòe hoa: 100 gam; 
- Hắc Táo nhân: 200 gam (nếu chưa sao thì bạn có thể mua về tự sao hơi cháy vỏ một chút, bắt đầu bốc khói là được), 
- Cam thảo: 200 gam; 
- Cúc hoa (bạch cúc hoặc hoàng cúc đều được); 
- Trần bì (vỏ quýt khô) : 25 gam . 
Các nguyên liệu bỏ riêng từng vị vào keo thủy tinh hoặc keo nhựa đậy kín nắp sử dụng dần. Lúc nào sử dụng hết lại mua thêm;  Không nên mua nhiều để lâu dễ bị mốc hoặc chất lượng giảm sút.

2. Pha chế:

Tùy theo số người dùng mà dùng liều thích hợp theo tỷ lệ gợi ý ở bảng trên. Nước pha cần đun sôi 100 độ C, dùng bình hãm như hãm trà bắc. Có thể "làm lông" trà thảo dược giống như "làm lông" trà bắc trong khoảng 1-2 s ("làm lông" tức tráng nhanh qua một chút nước sôi trong 1 đến 2 giây để loại bớt tác dụng của chất bảo quản dược liệu);
Nước 1 hãm từ 10-15 phút là bạn có thể thưởng thức vị thơm ngon của trà thảo dược;
Sau đó bạn cho tiếp nước 2 hãm > 15 phút dùng tiếp.

3. Tác dụng dược lý của các vị thảo dược trong món trà thảo dược trên:

1- Sâm hành (còn gọi là tỏi đỏ, tỏi Lào, sâm cau (khác với sâm cau đen));
Tác dụng dược lý: kháng sinh, chống viêm, thông huyết..., không có độc. 
Được dùng làm thuốc bổ máu, thông huyết, chữa viêm họng cấp và mãn tính, chốc đầu ở trẻ em....  
Sâm hành có tác dụng sinh cơ, tiêu độc, an thần, bổ huyết, … Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng để làm thuốc bổ huyết, giúp cải thiện hệ tiêu hóa kém và điều trị các bệnh như:
  • Phong thấp đau khớp
  • Khó ngủ
  • Tổ đỉa
  • Ho viêm phế quản
  • Vẩy nến
  • Sang thương ứ huyết
  • Ăn kém
Ngày nay tỏi đỏ còn được dùng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa như mỡ máu cao, Cholesterol cao, tiểu đường typ 2, suy nhược cơ thể...v...v.

10 Tác dụng của Sâm Đại Hành loại sâm quen thuốc vùng quê




2- Hòe hoa:   Là một cây thuốc quý và được trồng rất phổ biến ở các vùng nước ta, cây hoa hòe có rất nhiều tác dụng như cầm máu, giảm mỡ máu, kháng viêm, chống loét, chống phóng xạ, chống co thắt,….

Theo Đông y, hoa hòe có tính bình, vị đắng, quả có vị đắng tính hàn, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết, chảy máu cam…ngoài ra hoa hòe còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não. Đặc biệt, trong nụ hoa hòe có chứa thành phần rutin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa yếu, gầy gò suy nhược cơ thể do bệnh lao, sơ nhiễm. 
Sau đây là những công dụng của hoa hòe giúp cải thiện sức khỏe và điều trị một số căn bệnh phổ biến:

Hoa hòe chữa bệnh trĩ

Các hợp chất có trong hoa hòe có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin có đặc tính vận mạch, là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, oxymatrine trong hoa hòe cũng được biết đến là chất giúp giảm sưng liên quan đến các mạch máu suy yếu. Tuy nhiên, chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe sẽ có tác dụng hơi chậm và cần phải thật sự kiên trì kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sống hằng ngày.

Hoa hòe tốt cho tim mạch

Chất oxymatrine trong hoa hòe có thể bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể. 

Hoa hòe giúp ngủ ngon

Theo các chuyên gia nhận định, hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một cách để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng.

Hoa hòe giúp trị cao huyết áp

Hoạt chất rutin (hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) có trong hoa hòe là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một biện pháp giúp giảm huyết áp, phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

Hoa hòe chữa các bệnh xuất huyết

Bên cạnh tác dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp, hoạt chất rutin (chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe) còn có tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu.

Hoa hòe giúp trị viêm khớp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật như chuột và trên bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp với các liệu pháp khác cũng như chế độ luyện tập, dinh dưỡng.

Hoa hòe hỗ trợ giảm cân

Ngày nay, hoa hòe còn được coi là một phương pháp giảm cân an toàn được rất nhiều người áp dụng. Thói quen uống hoa hòe không những góp phần điều chỉnh trọng lượng cơ thể mà còn làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất, giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan.

Cây hoa hòe là gì? 1

Các bài thuốc từ hoa hòe 1



3- Hắc táo nhân: Còn gọi là toan táo nhân tức hạt quả táo chua. Hắc táo nhân là toan táo nhân sao hơi cháy vỏ, nếu sao cháy quá kém tác dụng. 
Vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh, bổ can đởm, định tâm, an thần; dùng chữa hư phiền không ngủ được, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi...v.v 
táo nhân



4- Cam thảo :   

Tác dụng:

+ Kiện cân cốt, trưởng cơ nhục, bội lực, giải độc;
+ Ôn trung, hạ khí, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược;
+ An hồn, định phách, bổ ngü lao, thất thương, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh, dưỡng khí;
+ Thông hành 12 kinh, có thể ích khí, hoãn cấp, giải độc, nhuận phế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Bổ trung, ích khí, nhuận Phế, chỉ khai, hoãn cấp, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc (Trung Dược Học)

Chủ trị liều dùng:

+ Trị Tỳ vị suy nhược, Táo nhiệt thương tổn tân dịch, ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, 
+ Trị Tâm khí hư, mạch Kết, mạch Đại, ho suyễn, họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, ...
- Cam thảo được dùng phổ biến trong Đông y như một vị thuốc hòa hoàn, dẫn thuốc vào kinh mạch, tạng phủ, và tạo vị ngọt cho dễ uống, đặc biệt rất hợp với người mắc bệnh tiểu đường.

Liều dùng: Dùng 4g- 80g.


5- Cúc hoa:      
Còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc;
Cúc hoa trắng có vị ngọt đắng, tính hơi hàn; Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn.
Cúc hoa có tác dụng tán phong thấp, thanh đầu, mục, giáng hỏa, giải độc;
hiện nay cúc hoa được dùng chữa các chứng phong mà sinh nhức đầu, hoa mắt, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, cao huyết áp, sốt, hạ mỡ máu, giảm Choleterol.....

Hình ảnh cúc hoa

6- Trần bì:             

Tính vị
Vị đắng, cay và tính ấm
+ Quy kinh
Phế và Tỳ
+ Tác dụng dược lý
#. Tác dụng đối với cơ trơn của ruột và dạ dày
Theo Trung Dược Học, tinh dầu trần bì có công dụng kích thích đường tiêu hóa, giúp ruột bài khí tích trệ ra ngoài một cách dễ dàng. Đồng thời giúp tăng tiết dịch vị và làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.


Trần bì
Trần bì có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn

#. Tác dụng chống loét và kháng viêm
Thành phần hóa học chứa trong trần bì bao gồm A-Humulenol acetat và Humulene có tác dụng giống như vitamin P. Nếu đem chích Humulene vào ổ bụng của chuột nhắt với liều 170 – 250 mg/kg, giúp làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Với liều 10 mg Humulene còn có công dụng kháng histamin. Còn hoạt chất A-Humulenol có tác dụng làm giảm sự điều tiết dịch vị dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét ở dạ dày.
#. Công dụng bình suyễn, khu đàm
Thành phần hóa học trong trần bì được xem là thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, giúp làm tăng tiết dịch và loãng đờm. Bên cạnh đó, xuyên trần bì có tác dụng làm giãn phế quản và hạ cơn hen. Sử dụng dịch cồn chiết xuất từ quất bì có thể ngăn chặn cơn co thắt phế quản ở chuột lang do histamin gây ra.
#. Tác dụng kháng khuẩn
Trần bì có tác dụng ức chế sự sinh trường của các chủng khuẩn như trực khuẩn dung huyết hoặc ái huyết, tụ cầu khuẩn.
#. Công dụng đối với hệ tim mạch
Nước sắc của trần bì tươi hoặc dịch chiết của trần bì với cồn ở liều lượng bình thường có tác dụng hưng phấn tim. Nếu dùng ở liều lượng lớn có công dụng ức chế. Tiêm dịch chiết vào tĩnh mạch của chó và thỏ thấy có tác dụng làm tăng huyết áp nhưng khi bơm vào dạ dày không có tác dụng trị liệu.
#. Tác dụng khác
Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược, trần bì có công dụng chống dị ứng, ức chế cơ trơn của tử cung và lợi mật.
+ Cách dùng và liều lượng
Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm trà uống. Liều lượng tối đa mỗi ngày 4 – 12 gram.
+ Tác dụng phụ
Có rất ít tài liệu ghi chép về tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng vị thuốc thiên nhiên này với liều lượng lớn và thời gian dài có thể gây tổn hại đến nguyên khí. Vì vậy, trong quá trình sử dụng trần bì điều trị bệnh, người bệnh nên thông báo ngay cho thầy thuốc nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường.
+ Kiêng kỵ
Một số trường hợp sau đây nên thận trọng khi sử dụng trần bì chữa bệnh:
  • Người thực nhiệt
  • Khí hư
  • Ho khan
  • Thổ huyết
  • Âm hư

4. Các bài trà thảo dược khác:

Với công thức tương tự trên, bạn chỉ cần thay vị sâm hành (4 gam) bằng vị hồng hoa (2 gam) là bạn có một món trà thảo dược mới thơm ngon và có tác dụng tốt với ai mới bị chứng ù tai do thận hư.
Bạn cũng có thể chế một loại trà thảo dược từ các nguyên liệu như: Đảng sâm, nhân sâm, linh chi, kỷ tử, chè dây, atiso, hoàng kỳ, nhãn nhục, v.v....
Chúc bạn thành công!

(bài viết có sử dụng một số hình ảnh và tư liệu copy từ Internet)!

Không có nhận xét nào: