Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Tản mạn về Lăng vua Khải Định

Điểm đến cuối cùng của chuyến thăm Di tích Cồ đô Huế là Lăng Khải Định; là một  di tích hoành tráng, rất đáng được chiêm ngưỡng về kiến trúc cổ và phong thuỷ. Về phong thuỷ tuy không rõ nét như phong thuỷ ở mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp; tuy nhiên phong thuỷ nơi này cũng hội gần đủ những nét cơ bản của một Ngôi đất quý: Huyền Vũ cao dày, Long hành, Hổ phục ,Voi chầu, Triều Long nhiều lớp, sa bàn, nội ngoại minh đường.....

Mặt tiền Cổng vào Lăng vua Khải Định (ảnh chụp tháng 9-2015)

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì sau khi lên ngôi được 4 năm, nhà vua bắt đầu đi tìm đất để đặt Lăng cho mình....
Có nhà nghiên cứu cho rằng Cựu Hoàng Bảo Đại (Vĩnh Thuỵ) không chắc là con của Vua Khải Định (Vĩnh San).....Tuy nhiên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng Khải Định và Bảo Đại có quan hệ cha con. Điều này thể hiện qua câu sấm sau:
"Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác Kiến kiều An đất nước
Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây
Lâm giang nổi sóng mù Thao cát
Hưng địa tràn dâng Hoá nước đầy
Một ngựa, một Yên ai sùng Bái
Cha con nhà Vĩnh Bảo cho hay..."

Người ta liên hệ câu sấm trên với những sự kiện xảy ra trong thế kỷ 20: 
Cuộc võ trang của Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học tổ chức lãnh đạo tại các địa điểm: Khởi nghĩa Yên Bái 9-3-1930;
Cũng đêm trên, Nguyễn Khắc Nhu đánh Lâm Thao Phú Thọ, rồi Hưng Hoá, Sơn Tây;
Pháp ném bom làng Cổ Am....
ứng với thời điểm này cha con Nhà Nguyễn là Vĩnh San (Khải Định) và Bảo Đại (Vĩnh Thuỵ) để giải thích câu: "Cha con nhà Vĩnh- Bảo cho hay"
xem thêm về Trạng Trình ở đây:

Không có nhận xét nào: