Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

PHONG THỦY TỐT CHO NHÀ Ở

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BỐ TRÍ NỘI THẤT CHUẨN PHONG THỦY!
Phong thủy là một bộ môn khoa học ứng dụng của Phương Đông, việc vận dụng phong thủy trong việc bố trí, xây dựng phòng ốc, nội thất sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc, công việc và sự nghiệp thuận lợi. Ngược lại, nếu không biết cách sắp xếp, bài trì thì có thể tạo ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe và cuộc sống của các thành viên.
Trong phong thủy, một ngôi nhà được chia thành 5 cửa quan trọng nhất hay còn được gọi là: Ngũ môn, và tương ứng với đó là cách sắp xếp, bố trí phòng ốc trong ngôi nhà:
- Cửa tiết ( cửa ra vào)- tương ứng cùng việc bố trí sắp đặt phòng khách.
- Cửa linh- Phòng thờ, bàn thờ
- Cửa dưỡng- Liên quan đến phòng ngủ, giường ngủ.
- Cửa nạp - Bếp, phòng ăn.
- Của Xả, ( Nhà vệ inh, công trình thoát nước).
Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách bố trí, xây dựng và sắp xếp các cửa trên hợp lí và khoa học nhất theo phong thủy.
1. CỬA TIẾT VÀ PHONG THỦY PHÒNG KHÁCH.
a, Cửa tiết hay còn được gọi là cửa chính của căn nhà. Có hai điều cần chú ý đó là Hướng cửa và kích thước.
- Hướng cửa: Nên đặt hướng cửa theo hướng của ngôi nhà. Nếu ngôi nhà hướng ra phía mặt đường ta lại đặt hướng cửa không cùng hướng mà đặt sang lề, hay mặt khác thì sẽ không tốt về mặt phong thủy.
- Kích thước: Nên lấy kích thước của cửa theo thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban là loại thước được phát mình bởi Công Thâu Ban, người nước Lỗ, một nhà kiến trúc, thiết kế tài ba trong lịch sử thế giới. Và ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, thiết kế kiến trúc. Thước Lỗ Ban có hai kích thước: 42,9 và 39 phân. Các cung tốt đước ký hiệu màu đỏ, xấu là màu đen. Theo nhiều tài liệu khác nhau thì thước 42,9 được dùng cho người Dương- tức ứng dụng vào xây nhà, dựng cửa. Còn 39 phân là dành cho người Âm, dùng trong xây dựng mồ mà... Tuy nhiên để tối ưu nhất, thì gia chủ nên chọn kích thước mà tốt ở cả hai loại thước, tức là ở kích thước mà được in màu đỏ ở cả hai. Loại thước này rất dễ sử dụng và ai cũng thể dùng để đo được.
b, Về bố trí nội thất phòng khách.
Có câu: Tả thanh long, hữu bạch hổ: Tức phía trái là thanh long, phải là bạch hổ- theo hướng từ trong nhà nhìn ra.
- Thanh long là khí lạnh: Vậy nên phía trái nhà nên đặt các vật hay đồ đạc động như TV, loa, gương hoặc đặt đường đi lối lại trong nhà.
- Phía phải bạch hổ, bạch hổ là khí xấu, tránh để vật mang tính động vì như thế sẽ làm khuấy động khí xấu, gây phát tán khắp nhà. Nên đặt các vật mang tính tĩnh như: Ghết sofa, tranh. Tuyệt đối tránh để gương.
Đồ vật phòng khách nên để hài hòa không gian, tránh rối rắm làm cản trở lưu thông khí. Màu sắc các vật nên hợp mệnh với chủ nhà.
2. CỬA LINH VÀ PHÒNG THỜ.
"Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình".
Vậy nên từ xa xưa, phòng thờ và bàn thờ luôn là nơi trang trọng và tôn nghiêm nhất trong một ngôi nhà.
- Với những nhà một tầng, thì nên lấy không gian chính giữa làm nơi đặt bàn thờ, trang trọng sạch sẽ và yên tĩnh nhất.
Chọn hướng của phòng thờ thì cần phải căn cứ và dựa theo cung phi của người chủ để chọn hướng hơp với cung phi của họ.
- Với những nhà cao tầng, nên đặt phòng thờ ở nơi cao nhất, và phải đặt ở phía nửa trước của căn nhà, theo phía của cầu thang. Bên trên phòng thờ: Không được có xà đè, phòng ngủ, giường ngủ, bể hay tét nước,... vì ở phòng thờ có nhiều tính chất hỏa mà thủy lại khắc hỏa. Bên dưới phòng thờ tránh để ti vi, bể cá hay các đồ linh tinh vì làm giảm đi tính trang nghiêm và sạch sẽ. Bàn thờ nên dựa vào bức tường vững chắc. Đại kỵ dựa vào nhà tắm.
3.CỬA DƯỠNG- PHÒNG NGỦ VÀ GIƯỜNG NGỦ.
Cuộc đời ta dành 1/3 thời gian là dành cho giấc ngủ. Ngủ nhiều không hẳn là tốt. Mà quan trọng là ở chất lượng giấc ngủ.
Khi đặt vị trí thì phải đặt phòng ngủ ở nơi yên tĩnh, sạch sẽ và có không khí lưu thông. Giường nằm nên có hai mặt dựa vào tường vững chắc. Bên trên tránh để xà đè
, bể nước , nhà vệ sinh, nhìn ngang không có nhà tắm, nhà vệ sinh. Vì tim người mang tính hỏa- nếu phòng ngủ xung quanh môi trường có nhiều thuộc tính thủy thì nguời nằm dễ bị mắc các bệnh về tim mạch.
4. CỬA NẠP - BẾP VÀ PHÒNG ĂN.
Có câu: Tọa hung, hướng cát. Vậy nên phòng bếp, phía sau có thể không tốt, nhưng hướng phải tốt.. Nếu hướng của nhà thuận với hướng mệnh của chủ nhân, thì hướng bếp nên hướng theo hướng của nhà. Nếu không thuận thì hướng bếp xoay theo hướng trái quay phải hoặc phải quay trái. Tuyệt đối không ngược hướng với hướng nhà..
Vị trí đặt bếp: Tránh để khách vào nhìn thẳng vào bếp. Nếu đã xây dựng như vậy, thì nên có bình phong hoặc tủ li để che chắn.
- Phía trên không để xà đè, tét nước - để tránh xung khắc thủy - hỏa, tránh để giường ngủ thẳng bếp.
- Phía ngang- tránh nhìn thấy cửa nhà vệ sinh, vì đây là nơi ô uế và mang tính thủy. Phía sau không để cửa số để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bếp. Chậu rửa không được để gần bếp.
Và khi thiết kế phải đảm bảo an toàn, phòng tránh cháy nổ, hỏa hoạn.
5. CỬA XẢ, NHÀ VỆ SINH
- Với nhà vệ sinh ở tầng 1, thì không cần chú ý tới hướng và vị trí đặt, chỉ chú ý tới việc đảm bảo tính sạch sẽ, kín đáo, nếu để dưới gầm cầu thang là tiện nhất.
- Ở các tầng bên trên, thì cần chú ý: không để đối diện giường, phòng thờ. Bể phốt tuyết đối không đặt ở trung tâm, chính giữa lô đất. Đặt nhà vệ sinh ở nơi kín đáo. Và khi thiết kế phải đúng kĩ thuật thì sẽ không lo tình trang ứ tắc. Vào mùa hạ, nên mua men vi sinh để phân hủy các chất ứ đọng.
Nguồn: Bài giảng Phong thủy cơ bản của chuyên gia Đỗ Huy Chúc.
---------------------------------------
👉
➟ Tìm hiểu thêm tại: http://bit.ly/2hXxLil

1 nhận xét:

NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC nói...

Về việc quan niệm Tả thanh Long, Hữu Bạch Hổ: theo thiển ý của tôi cần bổ sung thêm rằng Thanh Long ưa Tĩnh, bạch hổ ưa động...nên lối đi nên là phía Bạch hổ; phòng ngủ nên là phía thanh long...