Articles
Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CON
1- Yêu cầu đặt tên cho con
Tên là sản phẩm cha
mẹ trao cho con trong suốt cuộc đời. Vì vậy cần phải thận trọng trong việc này.
Rất tiếc hiện nay không ít cha mẹ đặt tên cho con theo ý thích rất tùy tiện,
dẫn đến tên của con không hợp gì với mệnh của nó, lại còn rườm rà phức tạp, gây
khó cho con suốt cả cuộc đời.
Đặt tên cho con cần
đảm bào mấy yêu cầu sau đây:
Tên phải đơn giản, rõ nghĩa. Chị Hoa hoặc anh Cường là rõ
nghía rồi;
Tên phải dễ đọc dễ nghe. Anh An dễ đọc hơn anh Duyện;
Họ và Tên phải sáng rõ giới tính. Nữ thường có tên là Hồng,
Hoa, An, Tuyết. Nam thì có tên là Quyết, Cường, Quốc… Giới nữ cần có chữ Thị để
khảng định giới tính. Anh Nguyễn Văn Hồng. Chị Nguyễn Thị Hồng. Nguyễn Văn Giang
đã rõ là nam, còn Nguyễn Hồng Giang thì không biết là nam hay nữ. Nhưng Nguyện
Thị Hồng Giang thì đích thị là nữ rồi;
Họ và Tên phải sáng rõ dòng họ. Theo tập quan dân tộc Việt
Nam thì tên con cần lấy Họ của bố, không lấy họ của mẹ vào tên con. Gọi là Nguyễn
Văn An. Không gọi là Nguyễn Trần Văn An. Người VN không có dòng họ Nguyễn Trần
văn. Nguyễn là Nguyễn, Trần là Trần, không ghép nhau được. Tập quán theo dòng
họ bố có tính linh của dòng họ. Ghép hai họ làm nhiễu loạn tính linh, đồng thời
gây phiền toái cho đứa trẻ mỗi khi phải khai họ và tên. Hiện nay việc đặt 2 họ
vào tên con đang rất tùy tiện, vô cớ, chỉ thích cho vui, nhưng lại hại cho trẻ.
Mặt khác biến dòng họ mẹ thành một chữ đệm cho tên con là xem thường họ ngoại
của trẻ. (Cả dòng họ chỉ đáng cái tên đệm!). Việc này hại cho trẻ.
2- Nguyên tắc đặt tên con
Đặt tên phải xét
đến Hành của các dấu của Họ Tên và Tứ trụ. Chữ Việt Nam có 5 dấu Huyền Sắc Nặng
Hỏi Ngã. Đây là đặc điểm chữ viết có liên quan đến dòng giống người VN. Cho nên
muốn đặt tên cho con chuẩn xác thì phải xác định Hành của các dấu của Họ, Tên
và Tứ trụ. (Khác với Trung Quốc đặt tên theo nét chữ, vì chữ TQ viết theo từng
nét chữ, không theo a,b,c…).
Họ và Tên phải tương
sinh tương hoà với nhau. Hành của Họ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ sẽ được
hồng phúc của dòng họ. Nếu khắc thì mất hồng phúc Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với Tứ
trụ. Tứ trụ gồm có Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh của đứa trẻ. Hành của Tứ trụ sinh
cho hành của Tên thì đứa trẻ được Trời Đất trợ giúp, ngược lại, khắc thì thân
cô thế cô, không được Trời đất trợ giúp, nên đưa bé vào đời sẽ rất vất vả. Trật tự tốt xấu của quan hệ các Hành trong Họ
Tên và Tứ trụ như sau:
- Tứ trụ sinh cho Họ để Họ sinh Tên: Rất tốt;
- Tứ trụ sinh Tên để Tên sinh Họ: Tốt;
- Họ sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Tên: Tốt;
- Họ sinh Tên để Tên sinh Tứ trụ: Tốt;
- Tên sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Họ: Tốt;
- Tên sinh Họ để Họ sinh Tứ trụ: Tốt.
- Họ sinh Tên: Rất tốt;
- Tên sinh Họ: Tốt;
- Mọi khắc đều là xấu, không đùng để đặt tên.
Cần nhớ: Khi xét quan hệ ngũ hành của Tứ trụ và Họ Tên thì
luôn ưu tiên “tham sinh quên khắc”. Nghĩa là: xét sinh trước, hết sinh mới xét
đến khắc.
3- Xác định Hành của Họ, Tên và Tứ trụ
I. Hành của Họ và
Tên xác định theo dấu:
Dấu huyền và
không dấu (- o) hành Mộc. Thí dụ Họ Trần, Phan, Tên Hoa, Cầu.
Dấu sắc (/) hành
Kim. Thí dụ: Họ Phí, tên Tính, Bính.
Dấu nặng (•) hành
Thổ (nặng như đất). Thí dụ: Họ Đặng, tên Thịnh, Cận.
Dấu hỏi (?) hành
Hỏa. Thí dụ: Họ Khổng, tên Hảo.
Dấu ngã (~) hành
Thủy. Thí dụ: Họ Nguyễn, tên Liễn (chú ý: tên Thủy hành Hỏa)
II. Hành của Tứ
trụ xác định theo Hành của Địa chi năm tháng ngày giờ sinh của trẻ.
Dần Mão hành Mộc,
Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ, Tị Ngọ hành Hỏa, Thân Dậu hành Kim, Hợi Tý hành
Thủy. (không quan tâm Thiên can).
4- Thế nào là Họ và Tên tương sinh tương hòa?
Tương sinh tương
hòa ở đây là nói đến quan hệ giữa Hành của Họ và Tên. Tương sinh là Họ sinh cho
Tên hoặc Tên sinh cho Họ là tốt. Tương hòa là Họ và Tên đồng hành, cũng là tốt.
Tương khắc là Họ khắc Tên hay Tên khắc Họ, đều xấu. Với Tứ trụ cũng vậy. Vòng
tương sinh tương khắc của ngũ hành thể hiện ở Hình 1: Kim sinh Thủy sinh Mộc
sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim. Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim.
Hình 1-
Sơ đồ ngũ hành tương sinh tương khắc
5- Thí dụ đặt tên
Đặt tên có 2 bước:
- Bước 1: Đặt tên
sơ bộ (để làm giấy chứng sinh ở nhà hộ sinh), sao cho Họ bố sinh cho Tên con
theo sơ đồ Hình 1.
- Bước2: Đặt tên
chính thức (để làm giấy khai sinh ở UBND) sao cho được quan hệ tương sinh như
mục 2).
Thí dụ1: Bố họ Nguyễn Văn. Trẻ sinh giờ Tuất, ngày Thìn,
Tháng Hợi, năm Dần. Tên sơ bộ đặt là Nguyễn Văn Ban, được Họ Thủy sinh Ban Mộc:
Rất tốt.
Hành Tứ trụ như
sau: Giờ Tuất Thổ, ngày Thìn Thổ, tháng Hợi Thủy, năm Dần Mộc. Theo Hình 1 ta
có: Thủy tháng sinh Mộc năm khắc Thổ ngày giờ. Vậy Tứ trụ của cháu có hành Thổ
suy (vì Thổ bị khắc nên suy, nếu được sinh thì vượng).
Bây giờ ta xét
tương quan các hành của Họ Thủy, Tên Mộc, Tứ trụ Thổ. Thổ khắc Thủy và Mộc khắc
Thổ là xấu. Ta phải tìm tên khác cho cháu để được quan hệ tương sinh. Bây giờ
ta đặt tên cháu có dấu sắc, hành Kim, thí dụ tên Tính. Khi đó Thổ Tứ trụ sinh
Kim Tên để sinh Họ Thủy. Đứa trẻ khi đó được Trời Đất sinh phù, lớn lên vào đời
vững vàng, sau này sẽ chăm nom dòng họ, Rất tốt.
Thí dụ 2: Bố họ Phạm Hữu. Con sinh giờ Hợi, ngày Thân, tháng
Thìn, năm Mão. Tên sơ bộ đặt là Phạm văn Hiển, được Tên Hỏa sinh Họ Thổ: Tốt.
Hành của Tứ trụ như
sau: giờ Hợi Thủy, ngày Thân Kim, tháng Thìn Thổ, năm Mão Mộc. Ta có: Tháng Thổ
sinh ngày Kim, sinh giờ Hợi Thủy, sinh năm Mão Mộc. Vậy Tứ trụ có Mộc vượng.
Được Mộc Tứ trụ sinh Hỏa Hỏa Tên sinh Thổ Họ là quan hệ tương sinh: tốt. Tên sơ
bộ có thể coi là tên chính thức.
Chú thích:
- Tứ trụ của trẻ lấy theo lịch Âm. Trong đó năm sinh phải
xem trước hoặc sau Lập xuân. Trước Lập xuân là tuổi năm trước, sau Lập xuân là
tuổi năm sau. Còn tháng thì phải lấy theo Tiết khí. Cụ thể Tiết khí các tháng
như sau: Tháng Giêng Lập xuân, tháng Hai Kinh trập, tháng Ba Thanh Minh v.v...
(xem trong Lịch vạn niên).
- Đối với những trẻ đã đặt tên trước đây mà nay thấy không
hợp thì có thể đổi tên theo 2 cách: 1) Nếu trẻ còn chưa đi học thì ra Tư Pháp
phường xã hoặc quận huyện xin thay lại tên khai sinh. 2) Nếu trẻ đã đi học
không thể thay đổi tên được nữa thì đặt cho cháu một tên thường dùng cho hợp
ngũ hành nêu trên. Khi đó mọi người thân gọi bằng tên này. Còn tên khai sinh
thì chỉ dùng mỗi khi có khai lý lịch. Người lớn cũng vậy. Khi thay tên xong thì
phải thắp hương kính cáo Thần linh và gia tiên được biết để phù hộ cho tên mới.
- Bạn đọc nào muốn hiểu kỹ vấn đề này thì cần tìm đọc cuốn
sách của tác giả:
"Âm Dương cuộc sống đời thường", có chỉ trong
trang web này. Chỉ với bài viết này thì bạn không thể hiểu hết được.
GS Đích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét