ĐỀ PHÒNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm là bệnh
hay gặp ở người trong độ tuổi lao động. Bệnh không gây tử vong, nhưng lại ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Do lao động không hợp lý
Thoát vị đĩa đệm là tình
trạng đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó. Bình thường đĩa đệm
nằm chính giữa hai đốt xương trên - dưới của cột sống. Khi có yếu tố tác động,
đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí này và gây ra bệnh cảnh thoát vị đĩa đệm. Vì
gây ra đau lưng, bệnh làm người ta khó đi lại, không thể lao động. Thậm chí,
thoát vị đĩa đệm cản trở cả những tình huống sinh hoạt đơn giản nhất: không
ngồi, cúi, và không nằm được. Do đó bệnh làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng
cuộc sống.
Yếu tố chính gây thoát
vị đĩa đệm chủ yếu là do lực cơ học của lao động khi làm việc sai tư thế. Khi
lao động sai tư thế, tư thế cột sống bị lệch vẹo và đĩa đệm bị di chuyển từ vị
trí trung tâm ra ngoại biên để phân tán lực. Nếu không được phục hồi trở về
trạng thái bình thường thì đĩa đệm sẽ ở lại vị trí ngoại vi mãi mãi và trở
thành bệnh lý.
Tư thế lao động
đúng và sai - Ảnh: tư liệu
Mang vác bao nhiêu kg là
vừa?
Để giảm thiểu nguy cơ bị
thoát vị đĩa đệm, cần những yếu tố sau: Lao động vừa sức mình - điều này là
quan trọng vì tải trọng cột sống - đĩa đệm chỉ chịu được một gánh nặng nhất
định, nên nếu bạn quá cố gắng sẽ làm hư hỏng hệ thống giải phẫu này và gia tăng
nguy cơ bệnh lý. Tính trung bình, với sức vóc người VN, chỉ mang vác dưới 30
kg, nhất định không được vượt 50 kg (lúc này gần 100% sức tải của cơ thể). Với
các vật nặng, nhất thiết phải được khiêng bởi nhiều người hoặc sử dụng máy móc,
xe nâng thay thế. Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ,
phân chia công việc từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, kẻo “khục” cột sống; làm
việc đúng tư thế - đây là điều rất cần thiết. Bởi, khi làm việc đúng tư thế,
lực cơ học luôn có hướng từ trên xuống dưới, và đĩa đệm không bị chèn đẩy vị
trí. Nó chỉ chịu một lực nén từ trên xuống dưới và do vậy, không bị thoát vị.
Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật
nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế
trẻ em, thậm chí là lái ô tô...
Tiếp nữa là có chế độ
làm việc hợp lý, để điều hòa sự “lao động” và hồi phục của đĩa đệm. Theo ước
tính, đĩa đệm chỉ chịu được trọng tải trong 2 giờ là tối đa, và nó cần 15 - 20
phút nghỉ ngơi để tái hấp thu “dịch phục hồi”. Do vậy khi lao động, nếu không
nghỉ ngơi xen kẽ, thì đĩa đệm không được phục hồi hoặc được phục hồi không đầy
đủ khiến nó nhanh chóng bị thoái hóa. Sau 2 giờ lao động nên được nghỉ ngơi tối
thiểu 15 phút. Thời gian này tuy ngắn ngủi, nhưng lại có tác dụng làm bền sức
mạnh cho đĩa đệm.
Bác sĩ Hồng Phúc
(Học viện Quân y)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét