Thảo Vân và Nghị Lực Sống: Có Một Không Hai
23.01.2016
Ngô Thị Hồng Lâm
Theo lịch hẹn trước với người Giám đốc “Trung tâm Nghị lực sống”, tôi đến Trung tâm này vào một chiều đông cuối năm 2015 trong tiết trời se lạnh! Trung tâm tọa lạc trên tầng 6 của khu chung cư cao tầng Linh Đàm, Hà Nội.
Tiếp tôi tại “Trung tâm Nghị lực sống” là cô gái khuyết tật Thảo Vân , Giám đốc của Trung tâm. Thoạt nhìn tôi không thể tưởng tượng đây là bà Giám đốc của một trung tâm đào tạo nghề vào hạng nổi danh mà thế giới mạng đang nhắc đến với tất cả sự kính nể. Thảo Vân cho biết: cô sinh năm 1987, là con thứ ba trong một gia đình Kito giáo ở đất Nghệ An. Cả ba anh em khi sinh ra đều bình thường. Người chị gái đầu hiện đang sống ở Đức với cơ thể lành lặn. Anh kế là Nguyễn Công Hùng rồi đến Thảo Vân.
Khi lớn lên thì anh Hùng bỗng bị một cơn sốt và cơ thể bị co quắp biến dạng. Sau đó đến lượt Thảo Vân cũng trải qua căn bệnh và chịu chung thiệt thòi như anh trai của mình. Cơ thể của cô co rút dần khi cô lên 5 tuổi. Có điều may hơn anh Hùng chút ít là đôi tay của cô hoạt động bình thường, vẫn làm được nhiều việc.
Một thuận lợi vững chắc cho anh chị em của Thảo Vân, cha mẹ của các em là những người rất coi trọng sự học tập và quan tâm hỗ trợ cho các con vươn lên. Năm 2001, chiếc máy tính đầu tiên về làng là của Cha sở Nhà thờ. Thảo Vân được bố bế vào Nhà thờ xem máy tính. Trong đầu em bắt đầu mở ra một thế giới mới, với rất nhiều giấc mơ lạ kỳ. Và từ đây, thỉnh thoảng em lại được bố bế vào Nhà thờ để học những bài cơ bản về máy tính do Cha sở dạy. Thảo Vân đã tiếp thu rất nhanh kĩ thuật computer một cách bất ngờ. Một công nghệ đang còn rất hạn chế với nhiều người khỏe mạnh, huống chi với người khuyết tật thì hoạt động sẽ gặp vô vàn khó khăn, chật vật hơn. Nhưng hai anh em đã quyết vượt lên.
Một năm sau, mẹ của Thảo Vân bán hết những tài sản có giá trị trong nhà, để mua về một bộ máy tính cho anh Công Hùng học. Thảo Vân thỉnh thoảng được học ké qua anh Hùng dạy lại, cùng với sự tự học đam mê, tự nghiên cứu. Trong đó cô tự học cả tiếng Anh.
Năm 2003 Nguyễn Công Hùng dạy học miễn phí cho 3 bạn khuyết tật trong làng đến nhà của mình học, để giúp các bạn hòa nhập với thế giới văn minh. Cũng từ đó anh Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho 20 người khuyết tật trong vùng. Sau khi học, các em tự mở ra dịch vụ phục vụ nhu cầu của cộng đồng, như đánh máy, chụp ảnh kĩ thuật số, tin học để tự nuôi sống bản thân và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Năm 2005 anh Nguyễn Công Hùng được giải công nghệ thông tin và vinh danh!
Năm 2006 Thảo Vân học hết lớp 12, với vốn công nghệ thông tin mà em tiếp thu được từ người anh, Thảo Vân ra Hà Nội tìm cơ hội tốt hơn để trải nghiệm cuộc sống. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn của một người khuyết tật gần như toàn thân, sinh hoạt của Thảo Vân vô cùng hạn chế. Mỗi khi di chuyển em phải có người bồng bế và chăm sóc những sinh hoạt cá nhân.
Cùng với anh trai của mình, hai anh em đã nỗ lực tạo dựng một Trung Tâm đào tạo cho các em khuyết tật vào đời, với những hành trang bước đầu giúp các em có thể tự nuôi sống mình. Đó là kĩ năng sống, kĩ năng làm việc với doanh nghiệp, đồng thời cũng là những công cụ khai sáng giúp các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với bao nhiều điều hay, ý lạ mà họ chưa hề biết. Các môn học cơ bản các em bắt buộc phải thông qua là:
Tin học, chỉnh sửa ảnh, marketing online và tiếng Anh cho mỗi khóa 30 em học sinh khuyết tật. Cộng sự có 3 người do Trung tâm chi trả lương hàng tháng cùng với đội ngũ tình nguyện viên đầy nhiệt tình.
Chúng tôi đang trò chuyện thì có bạn Tom tìm gặp Thảo Vân để chuyển sự hỗ trợ quý báu cho 2 em khuyết tật đang theo học tại Trung tâm này do Tom kêu gọi bạn hữu đóng góp. Thật cảm động trước tình cảm của Tom, một sinh viên người Anh 23 tuổi, yêu mến đất nước Việt Nam. Trong một lần du lịch đến Việt Nam, Tom đã tìm đến Trung tâm để tiếp cận học sinh khuyết tật. Thông qua Thảo Vân Tom đã bảo trợ hai em học sinh khuyết tật đang theo học tại Trung tâm.
Được biết, Trung tâm cũng đã nhận “thách đố” của TS Phùng Liên Đoàn, một Kỹ sư nguyên tử lực tại Hoa Kỳ, qua quỹ “Khuyến khích Tự lập”, của gia đình ông. Trước bài này ít lâu, Bauxite Việt Nam có hân hạnh được biết chương trình “Khuyến khích Tự lập” của ông Đoàn, cũng biết thêm bằng cách nào ông đã tiếp cận được Thảo Vân của “Nghị lực sống”.
Từ 2003 “Trung tâm Nghị lực sống” đi vào hoạt động đến nay đã đào tạo nghề cho 700 người khuyết tật, giúp họ tự đảm bảo cuộc sống của mình. Kinh phí để đào tạo cho một người khuyết tật học tại Trung tâm là 30 triệu. Các em ăn ở và học tại Trung tâm. Khi đã có kiến thức và tay nghề, Trung tâm còn cộng tác tìm việc cho họ. Đã có hơn 500 người khuyết tật “ra trường” từ Trung tâm tìm được việc làm.
Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã vào cuộc, hỗ trợ nguồn kinh phí “Dự án dạy nghề” cho “Trung tâm Nghị lực sống”, giúp Trung Tâm có thêm ít nhiều điều kiện tài chính để đào tạo cho những người kém may mắn.
Tôi được Thảo Vân dẫn đến khu học tập của các em tại tầng 10 của tòa nhà với một dàn 10 máy vi tính chất lượng tốt nhất do cộng đồng hỗ trợ cho Trung tâm. Được biết một khó khăn lớn nhất đối với “Trung tâm Nghị lực sống” hiện nay là: có năm phải chuyển nhà đến 6 lần. Mỗi lần đi tìm thuê địa điểm mới là rất gian nan. Vì nhiều người Việt họ kiêng kị cho người khuyết tật thuê nhà – một điều không thể hiểu nổi đối với các nước văn minh dân chủ, nơi luôn dành cho người tàn tật những điều kiện ưu tiên nhất, như nhà cho thuê công cộng, lối đi vào các quán hàng, nơi đỗ xe, nhà toa-lét…
Trong 5 năm vừa qua, vừa đào tạo, vừa kinh doanh và được sự ủng hộ của các tình nguyện viên và sự hỗ trợ đáng kể của các nhà hảo tâm, “Trung tâm Nghị lực sống” đã dành dụm mua được một miếng đất diện tích 250m2 ở Văn Giang. Ước mong của Thảo Vân được cộng đồng chung tay hỗ trợ, đã có đủ tài chính để đi vào xây dựng trụ sở của mình, sắp tới sẽ có một nơi ổn định đào tạo nghề cho người khuyết tật, vừa làm kí túc xá cho các em ở tỉnh xa nghỉ lại, giảm bớt khó khăn cho học viên trong sinh hoạt học hành của họ.
Thật đáng khâm phục nghị lực và ý chí của một cô gái tàn tật, những tưởng phải chịu trắng tay trước định mệnh nghiệt ngã. Vậy mà với sự kiên cường không lùi bước trong hàng chục năm, nay công việc cô đang làm đã giảm bớt một gánh nặng không nhỏ cho gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc người khuyết tật, ngõ hầu tạo điều kiện cho những người kém may mắn trong xã hội có cơ hội vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Một công việc quả đầy khó khăn và thách thức ngay cả đối với những người khỏe mạnh bình thường. Nghị lực, ý thức sống vượt lên chính mình của Thảo Vân còn là tấm gương soi vằng vặc cho những kẻ lười biếng, tham nhũng, đục khoét công quỹ, miệng nói cứ như thánh nhưng thực chất là lũ chuyên ăn tàn phá hại tài sản của đất nước!
Xin gửi đến cộng đồng trong và ngoài nước những thành quả của công việc đầy ý nghĩa nhân văn tích cực mà Thảo Vân đang làm cho người khuyết tật kém may mắn và rất mong nhận được sự ủng hộ, chung tay của cộng đồng, giúp cho ngôi nhà của “Trung tâm Nghị lực sống” do Thảo Vân quản lý và điều hành sớm thành hiện thực.
Trong sự thành công của Thảo Vân không thể không nhắc tới một bạn gái trẻ tình nguyện phục vụ Thảo Vân trong mọi sinh hoạt như bồng bế, tắm giặt hàng ngày, đó là Nguyễn Thị Phượng, một người bạn quý góp phần quan trọng vào thành công của Thảo Vân và “Trung tâm Nghị lực sống”.
Nguyễn Thị Phượng đang đỡ đần Thảo Vân
.
Chúc Thảo vân mãi mãi có đủ sức khỏe để giữ bền lòng yêu công việc của mình, và những thành công đầy ý nghĩa của cô sẽ ngày càng được nhân rộng ra, để nay mai sẽ có thêm nhiều “Trung tâm Nghị lực sống” trên một đất nước vốn đang rất cần được góp sức để vượt qua những khó khăn cơ hồ không vượt nổi!
N.T.H.L.
Tác giả gửi BVN
.
Được đăng bởi baux
Thảo Vân và Nghị Lực Sống: Có Một Không Hai
Phùng Liên Đoàn (1)
.
Nhân GS Nguyễn Huệ Chi chuyển cho tôi xem trước bài viết của bạn Ngô Thị Hồng Lâm về “Gặp gỡ người con gái khuyết tật đầy nghị lực” tại Hà Nội, tôi xin viết thêm về hiện tượng “có một không hai” này, ở Việt Nam và có thể cả trên thế giới!
.
Tôi chưa gặp Thảo Vân lần nào mà chỉ biết qua thư tín và tin tức trên báo chí. Qua thư tín vì tôi có một chương trình cá nhân, bỏ tiền riêng dành dụm cả đời để cộng hưởng với những người đang giúp người Việt kém may mắn để cùng làm được nhiều hơn, tốt hơn. Không hiểu qua móc nối nào, có thể nhờ tài tìm kiếm trên Internet, Thảo Vân gửi thư cho tôi năm 2014 đề nghị “cộng hưởng”. Tôi đọc đơn của Thảo Vân mà cứ tưởng như đọc một chuyện bịa. Một phụ nữ sinh ra đã bị nạn chân tay không phát triển từ tấm bé, vậy mà đã theo hết lớp 12 tại vùng quê Nghệ An thiếu thốn đủ bề, sau đó tự học để thâu tóm được kiến thức không thua gì các người ra trường với bằng cử nhân, thạc sĩ. Cứ xem Thảo Vân nói tiếng Anh (tự học) thì rõ người phụ nữ này có kiến thức bậc thầy về Anh ngữ. Cứ xem cách cô lướt Internet, lập trình hạch toán bằng phần mềm Excel, thì rõ người phụ nữ này đáng làm “Giáo sư” tin học. Không những thế, Thảo Vân còn có tài điều khiển và ngoại giao, vì thế mới cáng đáng nổi chức Giám đốc “Trung tâm Nghị lực sống”, một trường dạy nghề cho người khuyết tật do chính cô và người anh cũng khuyết tật (nay đã quá cố) lập ra, trước là ở Nghệ An, sau chuyển ra Hà Nội. Trung tâm đã đào tạo được hơn 500 học viên có nghề IT (tin học) và đã tìm được việc làm cho họ. Thật có một không hai!Còn hơn thế nữa. mời các bạn xem đoạn youtube dưới đây để biết người phụ nữ ngồi bẹp trên xe lăn này xuất hiện trên chương trình TED (một chương trình phổ biến những trường hợp đáng ghi nhớ trên thế giới, đã từng ghi danh nhiều vị nguyên thủ quốc tế, nhiều doanh thương tỉ phú, nhiều ngôi sao màn bạc, nhiều vị có giải thưởng Nobel). Tôi ở Mỹ đã 50 năm, thấy mình và nhiều người Việt nói tiếng Anh trên TV không rõ ràng và tự tin như Thảo Vân.Thật có một không hai!
.
Và sau đây là chuyện mới xảy ra vài tháng trước: Thảo Vân đã cộng tác với bạn bè tại Hà Nội, kể cả các bạn tại các Đại sứ quán như Đan Mạch, lập ra cuộc trình diễn sắc đẹp cho người khuyết tật. Thật có một không hai!
.
http://giaitri.vnexpress.net/photo/lang-mot/nguoi-khuyet-tat-trinh-dien-thoi-trang-o-ha-noi-3316147.html
.
Còn nữa, Thảo Vân đã không chùn bước ngồi “ăn vạ” hơn 7 giờ tại phi trường Đà Nẵng khi VietJet từ chối không cho cô lên máy bay về Hà Nội, mặc dầu hôm trước cũng VietJet đưa cô từ Hà Nội đi Đà Nẵng. Lý do họ đưa ra là Đà Nẵng không có “ống” đưa hành khách từ nhà chờ lên thẳng phi cơ và Thảo Vân không báo trước là cô không thể đi bằng chân của chính mình (Ai cũng biết, Việt Nam mình tài, có thể khiêng xe lăn của cô lên cầu thang phi cơ, cũng như hôm trước người ta khiêng cô xuống!) Ngang ngược hơn nữa, hai nhân viên của VietJet còn nói vé của Thảo Vân do VietJet Hà Nội cấp, vì thế cô phải làm việc với Hà Nội. Sau khi được bay về Hà Nội trên Vietnam Airline vào 12 giờ đêm, Thảo Vân đã đưa sự kiện bị nhân viên VietJet bạc đãi lên Facebook vì cô đã ghi được tất cả các hành xử của nhân viên VietJet. Sự kiện đã nổi bật thành một xì-căng-đan, nhiều cơ quan chức năng can thiệp, đòi hỏi VietJet xin lỗi Thảo Vân và phạt hai nhân viên kia mỗi người 5 triệu. Được “bồi thường vé máy bay” nhưng Thảo Vân viết “cháu không nhận chú ạ!”, 10 triệu tiền phạt kia để đâu thì chỉ có nhân viên chức năng biết! Hơn 20 bài báo và TV đã phúc trình về sự kiện này, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Vài ví dụ:http://www.doisongphapluat.com/cong-dong-mang/vietjet-air-tu-choi-van-chuyen-nguoi-khuyet-tat-a89649.htmlhttp://www.baogiaothong.vn/chuyen-khong-ai-muon-d101240.htmlhttp://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150403/vietjet-khong-cho-nguoi-khuyet-tat-vi-pham-cong-uoc-quoc-te/729215.htmlhttp://english.thesaigontimes.vn/40274/VietJetAir-refusal-to-carry-disabled-passenger-sanctioned.htmlhttp://vietnamnews.vn/society/268711/airports-urged-to-obtain-ambulifts.htmlhttp://www.dtinews.vn/en/news/017002/39310/airports-urged-to-obtain-ambulifts.html
.
Nghe tin nhiều tỉnh thành xin ngân sách xây tượng đài, như tại Sơn La, Thảo Vân đã xuống đường cầm biểu ngữ tự tạo: “Tôi không muốn thấy tượng đài ở khắp mọi nơi. Tôi muốn có các công trình công cộng tiếp cận cho người khuyết tật!”
.
Thảo Vân đã rất chật vật trong việc tìm trường sở cho “Trung tâm Nghị lực sống”. Ở Hà Nội, một tấc đất là một tấc vàng, và tìm được người dung dưỡng thật tâm lâu dài cho người khuyết tật thì quả là hiếm. Có những năm phải thay đổi địa chỉ tới 6 lần vì chủ nhà họ ngại cho người khuyết tật thuê: họ sợ đen đủi, sợ không có tiền để trả, sợ mang bệnh tật vào nhà họ, sợ hàng xóm láng giềng dòm ngó! Thảo Vân tâm sự: “Bằng cấp bằng khen thì nhiều chú ạ, nhưng giúp đỡ vật chất cho trường cháu thì rất ít!” Thật có một không hai, và chỉ có ở Việt Nam!Nhưng Thảo Vân vẫn lạc quan. Cô đã mua được một khu đất 250m2 tại Văn Giang, khu Ecopark. Thảo Vân đã nhờ bạn tại Úc và Hà Nội vẽ giùm nhà hai tầng để làm trụ sở huấn luyện người khuyết tật! Tôi ở Mỹ không thể tưởng tượng nổi một trung tâm huấn luyện người khuyết tật lại phải thu nhỏ trong một khoảnh đất như vậy, không có thang máy. Tôi đề nghị bạn nào có “móc nối” giao thiệp với công ty quốc doanh gốm sứ Bát Tràng ngay cạnh Ecopark, xin mua “rẻ” một khu đất rộng hơn để giúp Thảo Vân xây “Trung tâm Nghị lực sống”.Nhưng nói thì dễ, làm được mới khó.Tôi viết bài này “thách đố” quí bạn của người khuyết tật tìm nơi cho “Trung tâm Nghị lực sống” phát triển mà không mỗi tháng phải dọn đi nơi khác. Tôi sẽ “cộng hưởng” một số tiền là 10,000 US$, số tiền tối đa tôi có sức trong lúc này. Thảo Vân cần 30,000 US$ mới xây nổi trung tâm có phương tiện tối thiểu. Xin đính kèm thư bên dưới.Tôi mong người Việt khắp nơi nghĩ rằng: “Ta không làm thì ai làm?”. Thảo Vân đã làm một việc siêu việt. Chúng ta bắt tay giúp cho Thảo Vân bây giờ thì không những là đúng tình đúng lúc, mà còn là giúp cho cả hàng ngàn người khuyết tật trong nhiều chục năm tới (Theo thống kê, 6.5% trong số 90 triệu người Việt có khuyết tật này nọ!)
.
Xin viết thư về thaovan@nghilucsong.net, hoặc cho tôi,dlp.vasfcesr@gmail.com, hoặc cho bauxitevn@gmail.com.
.
Hoặc cho cả ba!P.L.Đ.Phụ lục:
.
Ngày 20 tháng 1, 2016Cô Nguyễn Thảo Vân, Giám ĐốcTrung Tâm Nghị Lực SốngPhòng 602, Cao Tầng 7A, Bán Đảo Linh ĐàmHanoi, VietnamRE: Thách Đố – Cộng HưởngThân gửi chị Thảo Vân:Tôi vui mừng được biết Trung Tâm Nghị Lực Sống đã thực hiện mỹ mãn thách đố trong năm 2015 của tôi với sự thâu nhận thêm học viên, chăm sóc ăn ở cho họ ngay tại chỗ, gửi họ đi khám sức khỏe, và tìm việc cho các học sinh ra trường.Được biết một khó khăn lớn của Trung Tâm Nghị Lực Sống là phải thay đổi địa chỉ luôn vì không có hợp đồng thuê dài hạn, tôi đề nghị Thảo Vân tìm người giúp đỡ để mua đất xây trường. Tôi biết việc này ở Mỹ thì dễ nhưng ở Việt Nam thì không giản dị. Tuy nhiên ta không bắt tay vào làm thì không biết nó khó đến mức nào, và cũng không biết được những người bạn nào có thể giúp đỡ ta.Vì thế, tôi thách Nghị Lực Sống thực hiện một phong trào đóng góp của bạn hữu và các tổ chức thiện nguyện giúp Nghị Lực Sống có trường học lâu dài bền vững. Tôi xung phong cộng hưởng các đóng góp đó, cứ một đồng thì thêm một đồng. Ví dụ, ông A đóng góp 100 US$ thì tôi sẽ cộng hưởng 100 US$, và cả 200 US$ đó đều nằm dưới tên ông A.Vì tôi chỉ là một công dân về hưu, không phải là đại gia hoặc quan chức, tổng số tiền cộng hưởng của tôi tối đa là 10,000 US$.Tôi tin rằng có một ngôi trường cố định như vậy sẽ giúp cho Nghị Lực Sống tránh phải đổi địa chỉ luôn, mà còn giúp được nhiều ngàn học viên khuyết tật trong nhiều năm tới.Thân ái,Phùng Liên Đoàn, 76 tuổi, hưu trí tại MỹTác giả gửi BVN(1) TS Phùng Liên Đoàn là chuyên viên về an toàn và kinh tế điện hạt nhân, đã làm việc tại Mỹ hơn 50 năm. Nay về hưu và thấy con cháu đã tương đối tự lập, ông nguyện đem hết tài sản ít oi của mình để “thách đố- cộng hưởng” với bạn hữu giúp người Việt có nhu cầu.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 01:33
23.01.2016
Ngô Thị Hồng Lâm
Theo lịch hẹn trước với người Giám đốc “Trung tâm Nghị lực sống”, tôi đến Trung tâm này vào một chiều đông cuối năm 2015 trong tiết trời se lạnh! Trung tâm tọa lạc trên tầng 6 của khu chung cư cao tầng Linh Đàm, Hà Nội.
Tiếp tôi tại “Trung tâm Nghị lực sống” là cô gái khuyết tật Thảo Vân , Giám đốc của Trung tâm. Thoạt nhìn tôi không thể tưởng tượng đây là bà Giám đốc của một trung tâm đào tạo nghề vào hạng nổi danh mà thế giới mạng đang nhắc đến với tất cả sự kính nể. Thảo Vân cho biết: cô sinh năm 1987, là con thứ ba trong một gia đình Kito giáo ở đất Nghệ An. Cả ba anh em khi sinh ra đều bình thường. Người chị gái đầu hiện đang sống ở Đức với cơ thể lành lặn. Anh kế là Nguyễn Công Hùng rồi đến Thảo Vân.
Khi lớn lên thì anh Hùng bỗng bị một cơn sốt và cơ thể bị co quắp biến dạng. Sau đó đến lượt Thảo Vân cũng trải qua căn bệnh và chịu chung thiệt thòi như anh trai của mình. Cơ thể của cô co rút dần khi cô lên 5 tuổi. Có điều may hơn anh Hùng chút ít là đôi tay của cô hoạt động bình thường, vẫn làm được nhiều việc.
Một thuận lợi vững chắc cho anh chị em của Thảo Vân, cha mẹ của các em là những người rất coi trọng sự học tập và quan tâm hỗ trợ cho các con vươn lên. Năm 2001, chiếc máy tính đầu tiên về làng là của Cha sở Nhà thờ. Thảo Vân được bố bế vào Nhà thờ xem máy tính. Trong đầu em bắt đầu mở ra một thế giới mới, với rất nhiều giấc mơ lạ kỳ. Và từ đây, thỉnh thoảng em lại được bố bế vào Nhà thờ để học những bài cơ bản về máy tính do Cha sở dạy. Thảo Vân đã tiếp thu rất nhanh kĩ thuật computer một cách bất ngờ. Một công nghệ đang còn rất hạn chế với nhiều người khỏe mạnh, huống chi với người khuyết tật thì hoạt động sẽ gặp vô vàn khó khăn, chật vật hơn. Nhưng hai anh em đã quyết vượt lên.
Một năm sau, mẹ của Thảo Vân bán hết những tài sản có giá trị trong nhà, để mua về một bộ máy tính cho anh Công Hùng học. Thảo Vân thỉnh thoảng được học ké qua anh Hùng dạy lại, cùng với sự tự học đam mê, tự nghiên cứu. Trong đó cô tự học cả tiếng Anh.
Năm 2003 Nguyễn Công Hùng dạy học miễn phí cho 3 bạn khuyết tật trong làng đến nhà của mình học, để giúp các bạn hòa nhập với thế giới văn minh. Cũng từ đó anh Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho 20 người khuyết tật trong vùng. Sau khi học, các em tự mở ra dịch vụ phục vụ nhu cầu của cộng đồng, như đánh máy, chụp ảnh kĩ thuật số, tin học để tự nuôi sống bản thân và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Năm 2005 anh Nguyễn Công Hùng được giải công nghệ thông tin và vinh danh!
Năm 2006 Thảo Vân học hết lớp 12, với vốn công nghệ thông tin mà em tiếp thu được từ người anh, Thảo Vân ra Hà Nội tìm cơ hội tốt hơn để trải nghiệm cuộc sống. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn của một người khuyết tật gần như toàn thân, sinh hoạt của Thảo Vân vô cùng hạn chế. Mỗi khi di chuyển em phải có người bồng bế và chăm sóc những sinh hoạt cá nhân.
Cùng với anh trai của mình, hai anh em đã nỗ lực tạo dựng một Trung Tâm đào tạo cho các em khuyết tật vào đời, với những hành trang bước đầu giúp các em có thể tự nuôi sống mình. Đó là kĩ năng sống, kĩ năng làm việc với doanh nghiệp, đồng thời cũng là những công cụ khai sáng giúp các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với bao nhiều điều hay, ý lạ mà họ chưa hề biết. Các môn học cơ bản các em bắt buộc phải thông qua là:
Tin học, chỉnh sửa ảnh, marketing online và tiếng Anh cho mỗi khóa 30 em học sinh khuyết tật. Cộng sự có 3 người do Trung tâm chi trả lương hàng tháng cùng với đội ngũ tình nguyện viên đầy nhiệt tình.
Chúng tôi đang trò chuyện thì có bạn Tom tìm gặp Thảo Vân để chuyển sự hỗ trợ quý báu cho 2 em khuyết tật đang theo học tại Trung tâm này do Tom kêu gọi bạn hữu đóng góp. Thật cảm động trước tình cảm của Tom, một sinh viên người Anh 23 tuổi, yêu mến đất nước Việt Nam. Trong một lần du lịch đến Việt Nam, Tom đã tìm đến Trung tâm để tiếp cận học sinh khuyết tật. Thông qua Thảo Vân Tom đã bảo trợ hai em học sinh khuyết tật đang theo học tại Trung tâm.
Được biết, Trung tâm cũng đã nhận “thách đố” của TS Phùng Liên Đoàn, một Kỹ sư nguyên tử lực tại Hoa Kỳ, qua quỹ “Khuyến khích Tự lập”, của gia đình ông. Trước bài này ít lâu, Bauxite Việt Nam có hân hạnh được biết chương trình “Khuyến khích Tự lập” của ông Đoàn, cũng biết thêm bằng cách nào ông đã tiếp cận được Thảo Vân của “Nghị lực sống”.
Từ 2003 “Trung tâm Nghị lực sống” đi vào hoạt động đến nay đã đào tạo nghề cho 700 người khuyết tật, giúp họ tự đảm bảo cuộc sống của mình. Kinh phí để đào tạo cho một người khuyết tật học tại Trung tâm là 30 triệu. Các em ăn ở và học tại Trung tâm. Khi đã có kiến thức và tay nghề, Trung tâm còn cộng tác tìm việc cho họ. Đã có hơn 500 người khuyết tật “ra trường” từ Trung tâm tìm được việc làm.
Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã vào cuộc, hỗ trợ nguồn kinh phí “Dự án dạy nghề” cho “Trung tâm Nghị lực sống”, giúp Trung Tâm có thêm ít nhiều điều kiện tài chính để đào tạo cho những người kém may mắn.
Tôi được Thảo Vân dẫn đến khu học tập của các em tại tầng 10 của tòa nhà với một dàn 10 máy vi tính chất lượng tốt nhất do cộng đồng hỗ trợ cho Trung tâm. Được biết một khó khăn lớn nhất đối với “Trung tâm Nghị lực sống” hiện nay là: có năm phải chuyển nhà đến 6 lần. Mỗi lần đi tìm thuê địa điểm mới là rất gian nan. Vì nhiều người Việt họ kiêng kị cho người khuyết tật thuê nhà – một điều không thể hiểu nổi đối với các nước văn minh dân chủ, nơi luôn dành cho người tàn tật những điều kiện ưu tiên nhất, như nhà cho thuê công cộng, lối đi vào các quán hàng, nơi đỗ xe, nhà toa-lét…
Trong 5 năm vừa qua, vừa đào tạo, vừa kinh doanh và được sự ủng hộ của các tình nguyện viên và sự hỗ trợ đáng kể của các nhà hảo tâm, “Trung tâm Nghị lực sống” đã dành dụm mua được một miếng đất diện tích 250m2 ở Văn Giang. Ước mong của Thảo Vân được cộng đồng chung tay hỗ trợ, đã có đủ tài chính để đi vào xây dựng trụ sở của mình, sắp tới sẽ có một nơi ổn định đào tạo nghề cho người khuyết tật, vừa làm kí túc xá cho các em ở tỉnh xa nghỉ lại, giảm bớt khó khăn cho học viên trong sinh hoạt học hành của họ.
Thật đáng khâm phục nghị lực và ý chí của một cô gái tàn tật, những tưởng phải chịu trắng tay trước định mệnh nghiệt ngã. Vậy mà với sự kiên cường không lùi bước trong hàng chục năm, nay công việc cô đang làm đã giảm bớt một gánh nặng không nhỏ cho gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc người khuyết tật, ngõ hầu tạo điều kiện cho những người kém may mắn trong xã hội có cơ hội vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Một công việc quả đầy khó khăn và thách thức ngay cả đối với những người khỏe mạnh bình thường. Nghị lực, ý thức sống vượt lên chính mình của Thảo Vân còn là tấm gương soi vằng vặc cho những kẻ lười biếng, tham nhũng, đục khoét công quỹ, miệng nói cứ như thánh nhưng thực chất là lũ chuyên ăn tàn phá hại tài sản của đất nước!
Xin gửi đến cộng đồng trong và ngoài nước những thành quả của công việc đầy ý nghĩa nhân văn tích cực mà Thảo Vân đang làm cho người khuyết tật kém may mắn và rất mong nhận được sự ủng hộ, chung tay của cộng đồng, giúp cho ngôi nhà của “Trung tâm Nghị lực sống” do Thảo Vân quản lý và điều hành sớm thành hiện thực.
Trong sự thành công của Thảo Vân không thể không nhắc tới một bạn gái trẻ tình nguyện phục vụ Thảo Vân trong mọi sinh hoạt như bồng bế, tắm giặt hàng ngày, đó là Nguyễn Thị Phượng, một người bạn quý góp phần quan trọng vào thành công của Thảo Vân và “Trung tâm Nghị lực sống”.
Nguyễn Thị Phượng đang đỡ đần Thảo Vân
.
Chúc Thảo vân mãi mãi có đủ sức khỏe để giữ bền lòng yêu công việc của mình, và những thành công đầy ý nghĩa của cô sẽ ngày càng được nhân rộng ra, để nay mai sẽ có thêm nhiều “Trung tâm Nghị lực sống” trên một đất nước vốn đang rất cần được góp sức để vượt qua những khó khăn cơ hồ không vượt nổi!
N.T.H.L.
Tác giả gửi BVN
.
Được đăng bởi baux
Thảo Vân và Nghị Lực Sống: Có Một Không Hai
Phùng Liên Đoàn (1)
.
Nhân GS Nguyễn Huệ Chi chuyển cho tôi xem trước bài viết của bạn Ngô Thị Hồng Lâm về “Gặp gỡ người con gái khuyết tật đầy nghị lực” tại Hà Nội, tôi xin viết thêm về hiện tượng “có một không hai” này, ở Việt Nam và có thể cả trên thế giới!
.
Tôi chưa gặp Thảo Vân lần nào mà chỉ biết qua thư tín và tin tức trên báo chí. Qua thư tín vì tôi có một chương trình cá nhân, bỏ tiền riêng dành dụm cả đời để cộng hưởng với những người đang giúp người Việt kém may mắn để cùng làm được nhiều hơn, tốt hơn. Không hiểu qua móc nối nào, có thể nhờ tài tìm kiếm trên Internet, Thảo Vân gửi thư cho tôi năm 2014 đề nghị “cộng hưởng”. Tôi đọc đơn của Thảo Vân mà cứ tưởng như đọc một chuyện bịa. Một phụ nữ sinh ra đã bị nạn chân tay không phát triển từ tấm bé, vậy mà đã theo hết lớp 12 tại vùng quê Nghệ An thiếu thốn đủ bề, sau đó tự học để thâu tóm được kiến thức không thua gì các người ra trường với bằng cử nhân, thạc sĩ. Cứ xem Thảo Vân nói tiếng Anh (tự học) thì rõ người phụ nữ này có kiến thức bậc thầy về Anh ngữ. Cứ xem cách cô lướt Internet, lập trình hạch toán bằng phần mềm Excel, thì rõ người phụ nữ này đáng làm “Giáo sư” tin học. Không những thế, Thảo Vân còn có tài điều khiển và ngoại giao, vì thế mới cáng đáng nổi chức Giám đốc “Trung tâm Nghị lực sống”, một trường dạy nghề cho người khuyết tật do chính cô và người anh cũng khuyết tật (nay đã quá cố) lập ra, trước là ở Nghệ An, sau chuyển ra Hà Nội. Trung tâm đã đào tạo được hơn 500 học viên có nghề IT (tin học) và đã tìm được việc làm cho họ. Thật có một không hai!Còn hơn thế nữa. mời các bạn xem đoạn youtube dưới đây để biết người phụ nữ ngồi bẹp trên xe lăn này xuất hiện trên chương trình TED (một chương trình phổ biến những trường hợp đáng ghi nhớ trên thế giới, đã từng ghi danh nhiều vị nguyên thủ quốc tế, nhiều doanh thương tỉ phú, nhiều ngôi sao màn bạc, nhiều vị có giải thưởng Nobel). Tôi ở Mỹ đã 50 năm, thấy mình và nhiều người Việt nói tiếng Anh trên TV không rõ ràng và tự tin như Thảo Vân.Thật có một không hai!
.
Và sau đây là chuyện mới xảy ra vài tháng trước: Thảo Vân đã cộng tác với bạn bè tại Hà Nội, kể cả các bạn tại các Đại sứ quán như Đan Mạch, lập ra cuộc trình diễn sắc đẹp cho người khuyết tật. Thật có một không hai!
.
http://giaitri.vnexpress.net/photo/lang-mot/nguoi-khuyet-tat-trinh-dien-thoi-trang-o-ha-noi-3316147.html
.
Còn nữa, Thảo Vân đã không chùn bước ngồi “ăn vạ” hơn 7 giờ tại phi trường Đà Nẵng khi VietJet từ chối không cho cô lên máy bay về Hà Nội, mặc dầu hôm trước cũng VietJet đưa cô từ Hà Nội đi Đà Nẵng. Lý do họ đưa ra là Đà Nẵng không có “ống” đưa hành khách từ nhà chờ lên thẳng phi cơ và Thảo Vân không báo trước là cô không thể đi bằng chân của chính mình (Ai cũng biết, Việt Nam mình tài, có thể khiêng xe lăn của cô lên cầu thang phi cơ, cũng như hôm trước người ta khiêng cô xuống!) Ngang ngược hơn nữa, hai nhân viên của VietJet còn nói vé của Thảo Vân do VietJet Hà Nội cấp, vì thế cô phải làm việc với Hà Nội. Sau khi được bay về Hà Nội trên Vietnam Airline vào 12 giờ đêm, Thảo Vân đã đưa sự kiện bị nhân viên VietJet bạc đãi lên Facebook vì cô đã ghi được tất cả các hành xử của nhân viên VietJet. Sự kiện đã nổi bật thành một xì-căng-đan, nhiều cơ quan chức năng can thiệp, đòi hỏi VietJet xin lỗi Thảo Vân và phạt hai nhân viên kia mỗi người 5 triệu. Được “bồi thường vé máy bay” nhưng Thảo Vân viết “cháu không nhận chú ạ!”, 10 triệu tiền phạt kia để đâu thì chỉ có nhân viên chức năng biết! Hơn 20 bài báo và TV đã phúc trình về sự kiện này, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Vài ví dụ:http://www.doisongphapluat.com/cong-dong-mang/vietjet-air-tu-choi-van-chuyen-nguoi-khuyet-tat-a89649.htmlhttp://www.baogiaothong.vn/chuyen-khong-ai-muon-d101240.htmlhttp://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150403/vietjet-khong-cho-nguoi-khuyet-tat-vi-pham-cong-uoc-quoc-te/729215.htmlhttp://english.thesaigontimes.vn/40274/VietJetAir-refusal-to-carry-disabled-passenger-sanctioned.htmlhttp://vietnamnews.vn/society/268711/airports-urged-to-obtain-ambulifts.htmlhttp://www.dtinews.vn/en/news/017002/39310/airports-urged-to-obtain-ambulifts.html
.
Nghe tin nhiều tỉnh thành xin ngân sách xây tượng đài, như tại Sơn La, Thảo Vân đã xuống đường cầm biểu ngữ tự tạo: “Tôi không muốn thấy tượng đài ở khắp mọi nơi. Tôi muốn có các công trình công cộng tiếp cận cho người khuyết tật!”
.
Thảo Vân đã rất chật vật trong việc tìm trường sở cho “Trung tâm Nghị lực sống”. Ở Hà Nội, một tấc đất là một tấc vàng, và tìm được người dung dưỡng thật tâm lâu dài cho người khuyết tật thì quả là hiếm. Có những năm phải thay đổi địa chỉ tới 6 lần vì chủ nhà họ ngại cho người khuyết tật thuê: họ sợ đen đủi, sợ không có tiền để trả, sợ mang bệnh tật vào nhà họ, sợ hàng xóm láng giềng dòm ngó! Thảo Vân tâm sự: “Bằng cấp bằng khen thì nhiều chú ạ, nhưng giúp đỡ vật chất cho trường cháu thì rất ít!” Thật có một không hai, và chỉ có ở Việt Nam!Nhưng Thảo Vân vẫn lạc quan. Cô đã mua được một khu đất 250m2 tại Văn Giang, khu Ecopark. Thảo Vân đã nhờ bạn tại Úc và Hà Nội vẽ giùm nhà hai tầng để làm trụ sở huấn luyện người khuyết tật! Tôi ở Mỹ không thể tưởng tượng nổi một trung tâm huấn luyện người khuyết tật lại phải thu nhỏ trong một khoảnh đất như vậy, không có thang máy. Tôi đề nghị bạn nào có “móc nối” giao thiệp với công ty quốc doanh gốm sứ Bát Tràng ngay cạnh Ecopark, xin mua “rẻ” một khu đất rộng hơn để giúp Thảo Vân xây “Trung tâm Nghị lực sống”.Nhưng nói thì dễ, làm được mới khó.Tôi viết bài này “thách đố” quí bạn của người khuyết tật tìm nơi cho “Trung tâm Nghị lực sống” phát triển mà không mỗi tháng phải dọn đi nơi khác. Tôi sẽ “cộng hưởng” một số tiền là 10,000 US$, số tiền tối đa tôi có sức trong lúc này. Thảo Vân cần 30,000 US$ mới xây nổi trung tâm có phương tiện tối thiểu. Xin đính kèm thư bên dưới.Tôi mong người Việt khắp nơi nghĩ rằng: “Ta không làm thì ai làm?”. Thảo Vân đã làm một việc siêu việt. Chúng ta bắt tay giúp cho Thảo Vân bây giờ thì không những là đúng tình đúng lúc, mà còn là giúp cho cả hàng ngàn người khuyết tật trong nhiều chục năm tới (Theo thống kê, 6.5% trong số 90 triệu người Việt có khuyết tật này nọ!)
.
Xin viết thư về thaovan@nghilucsong.net, hoặc cho tôi,dlp.vasfcesr@gmail.com, hoặc cho bauxitevn@gmail.com.
.
Hoặc cho cả ba!P.L.Đ.Phụ lục:
.
Ngày 20 tháng 1, 2016Cô Nguyễn Thảo Vân, Giám ĐốcTrung Tâm Nghị Lực SốngPhòng 602, Cao Tầng 7A, Bán Đảo Linh ĐàmHanoi, VietnamRE: Thách Đố – Cộng HưởngThân gửi chị Thảo Vân:Tôi vui mừng được biết Trung Tâm Nghị Lực Sống đã thực hiện mỹ mãn thách đố trong năm 2015 của tôi với sự thâu nhận thêm học viên, chăm sóc ăn ở cho họ ngay tại chỗ, gửi họ đi khám sức khỏe, và tìm việc cho các học sinh ra trường.Được biết một khó khăn lớn của Trung Tâm Nghị Lực Sống là phải thay đổi địa chỉ luôn vì không có hợp đồng thuê dài hạn, tôi đề nghị Thảo Vân tìm người giúp đỡ để mua đất xây trường. Tôi biết việc này ở Mỹ thì dễ nhưng ở Việt Nam thì không giản dị. Tuy nhiên ta không bắt tay vào làm thì không biết nó khó đến mức nào, và cũng không biết được những người bạn nào có thể giúp đỡ ta.Vì thế, tôi thách Nghị Lực Sống thực hiện một phong trào đóng góp của bạn hữu và các tổ chức thiện nguyện giúp Nghị Lực Sống có trường học lâu dài bền vững. Tôi xung phong cộng hưởng các đóng góp đó, cứ một đồng thì thêm một đồng. Ví dụ, ông A đóng góp 100 US$ thì tôi sẽ cộng hưởng 100 US$, và cả 200 US$ đó đều nằm dưới tên ông A.Vì tôi chỉ là một công dân về hưu, không phải là đại gia hoặc quan chức, tổng số tiền cộng hưởng của tôi tối đa là 10,000 US$.Tôi tin rằng có một ngôi trường cố định như vậy sẽ giúp cho Nghị Lực Sống tránh phải đổi địa chỉ luôn, mà còn giúp được nhiều ngàn học viên khuyết tật trong nhiều năm tới.Thân ái,Phùng Liên Đoàn, 76 tuổi, hưu trí tại MỹTác giả gửi BVN(1) TS Phùng Liên Đoàn là chuyên viên về an toàn và kinh tế điện hạt nhân, đã làm việc tại Mỹ hơn 50 năm. Nay về hưu và thấy con cháu đã tương đối tự lập, ông nguyện đem hết tài sản ít oi của mình để “thách đố- cộng hưởng” với bạn hữu giúp người Việt có nhu cầu.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 01:33
1 nhận xét:
Dau thuong khi nhin ,thay nhung canh phan dau cua cac em khuyet tat nhu vay ma bon Trong Lu va Ba Dung van dau da nhau de danh ghe!... chuyen da lon het co hoi cho cac em khuyet tat...! Vay thi Viet Kieu hai ngoai nen dong gop ve de co co hoi tot cho cac em song voi cuoc doi con lai, cac and em nao muon giup do cac em bang cach khuyen khich nhung ngoi than tai Hoa Ky. vao trang web: NYSUNSKY.COM va TPBVNCH.COM click vao BANKING de mo mot tai khoan thuoc ngan hang M&T bank se duoc mot BONUS $150, neu goi mot phan cua so bonus nay ve cho cac em, hang 3 trieu nguoi nhu vay se dap ung duoc mot phan nhu cau nhat thiet cho cuoc song. Tuy theo tieu bang, co nhung tieu bang chua co chi nhanh thi mo account online va tuan thu theo quy dinh cua nha bank.
Dong thoi click vao SIMPLE hay ONE de mo nhung mang luoi voi ten mine rieng cuas minh, nhu NGUYENDINHDUC.VN hoac BEDUNGDIDOI.BIZ.... co thuthach moi biet duoc kinh nghiem, chuc cac em co nhieu may man,co the dong gop y kien vao CONTACT sde duoc nhung y kien tro giup.
Đăng nhận xét