Các nhà giáo trong nước đang phản đối việc cảnh báo học sinh trước toàn trường và so sánh hiện tượng này với hình thức đấu tố của thế kỷ trước
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/chuyen-gia-giao-duc-canh-cao-hoc-sinh-truoc-toan-truong-giong-dau-to-3304636.html
Bài báo này, ở phần cuối bài có liệt kê các hình thức phạt học trò theo thông tư 08:
- khiển trách trước lớp
- khiển trách trước hội đồng kỷ luật của trường
- cảnh cáo trước toàn trường
- đuổi học một tuần lễ
- đuổi học một năm
Dưới góc nhìn xã hội học, tất cả các hình phạt này, ít nhất, là những bạo hành xã hội và bạo hành biểu trưng.
Xin nhắc sơ lượt, bạo hành có thể là:
. bạo hành thể xác như đánh đòn hay phạt phải nhịn đói, không được ăn uống,..tức là những hình phạt xâm phạm tới sự vẹn tròn và những nhu cầu căn bản của cơ thể
. bạo hành tâm lý như la mắng, chê, tạo áp lực, đàn áp, … những cách làm tổn thương tâm lý người bị phạt.
. bạo hành xã hội như làm nhục trước mặt người khác, bị khai trừ ra khỏi nhóm, … làm khổ người bị phạt vì con người vốn sống trong xã hội, với xã hội và chỗ đứng xã hội là một điều kiện sống còn. Mất chỗ đứng này không khác gì một hình phạt …tử hình xã hội.
. bạo hành có tính biểu trưng như truất quyền công dân, bị từ bỏ vị trí con cái trong nhà, …có tính triết lý hơn nhưng con người, dù trẻ hay già, là một con vật biết suy nghĩ. Có những hình phạt mới nhìn có vẻ không quan trọng nhưng thật ra sâu xa. Chẳng hạn, cái tên là “cái đèn đỏ của lớp” có thể ám ảnh trò suốt học trình, thành mặc cảm và làm nhụt động cơ để học.
Dĩ nhiên, có những hình thức bạo hành vừa thể xác vừa xã hội hay biểu trưng. Bị bắt đứng trong góc phòng hay bị phạt ở lại trong lớp không được ra sân lúc giờ chơi là một thí dụ. Tâm lý của nạn nhân của bạo hành, bất cứ hình thức nào, cũng bị vết tích.
Bị mắng hay xướng tên giữa thanh thiên bạch nhật cũng là một bạo hành thuộc vào cả bốn loại và bạo hành này để lại cho nạn nhân những thương tổn lâu dài.
Quyền được đi học là một quyền căn bản. Philippe Perrenoud, từ gần hai mươi năm nay, đã viết về quyền này
Trong đường hướng đó, hai hình thức đuổi học trò, một tuần hay một năm, thì thật khó chấp nhận được.
Các nhà tâm lý học và nhất là các nhà phân tâm học đều nhất trí rằng khiển trách trước lớp hay cảnh cáo trước toàn trường là giết chết bản thể cá nhân của trò bị phạt. Trò bị đưa ra trước bạn bè và thầy cô như thế sẽ bị nhục nhã vô cùng và sẽ không còn dám nhìn ai hết.
Hơn ba mươi năm nghiên cứu xã hội học về giáo dục tôi chưa thấy trường nào ở Bỉ có những hình phạt này.
Có một lần, duy nhất, tôi được biết trường hợp của một giáo viên có thói quen gọi học trò bằng những biệt danh (xấu hay tốt: trò giỏi thì là “Einstein thứ nhì”, trò kém thì “ngu như dưa chuột” hay “chậm như rùa”) … Kết quả là giáo viên ấy bị chuyển sang một chỗ không có tiếp xúc với học trò.
Thưởng hay hơn phạt – phương thức mà Skinner gọi là renforcement positif hay cổ động một cách tích cực – vừa bảo toàn được sự vẹn tròn thể xác và tâm lý trẻ vừa động viên trẻ thêm cố gắng học. Học để phát triển chứ không phải vì sợ chế tài.
Ta đang có chương trình cải tổ toàn diện giáo dục. Có lẻ phải thừa cơ hội xem lại triết lý của giáo dục, phương pháp sư phạm trong đó có các biện pháp chế tài học trò.
Ai trong chúng ta cũng đã đọc qua mục đích giáo dục của UNESCO : học để biết, học để làm và học để sống với người khác.
Nhà giáo dục Philippe Meirieu thêm vào “học để hạnh phúc”.
Triển khai các chủ đích này ta sẽ cấu trúc chương trình tùy theo khả năng nhu cầu trình độ của trò.
Cũng tùy theo các đặc thù của trò, tuổi tác, giới tính, tâm lý, khả năng, … mà ta sẽ uyển chuyển tìm phương pháp dạy và học thích ứng nhất cho trò, lấy trò làm trung tâm.
Trường là nơi để trò học chứ không là nơi phạt học trò. Chỗ phạt là nhà tù chứ không còn là trường học.
Nhiều câu hỏi sẽ dồn dập : Thế phải làm sao với các trò cá biệt?
Ở Bỉ, ở châu Âu, những nơi không còn phạt học trò, hay bất cứ ở đâu, … cũng đều có những trò cá biệt, không tuân thủ kỷ luật nhà trường. Nhưng một người thầy làm đúng nhiệm vụ của mình là một người thấy biết trò nào cá biệt, tại sao các em cá biệt và cá biệt đến bực nào. Sau đó, áp dụng phương thức thích hợp. Bất cứ khó khăn nào cũng có giải pháp. Cái cần là đi tìm giải pháp chứ không phải nhất cử nhất động nghĩ ngay đến chế tài.
Dước đây là một số phương thức để tránh… “khó khăn”
Cho các em trực tiếp can thiệp vào cấu trúc của bài học, học một cách tích cực là “tháo ngòi nổ” cho trò hết cá biệt vì các em nhập cuộc, đóng vai diễn viên chính trong lớp học.
Đối thoại để hiểu các em và tìm cách giải quyết những khó khăn cá nhân của các em trước khi các khó khăn ấy bùng nổ thành nổi loạn.
Bỏ chấm điểm chế tài và thay vào đó bằng những đánh giá đào tạo hay để cho các em tự đánh giá. Được tin cậy, các em sẽ “trưởng thành” ngay và cố gắng xứng đáng với tin cậy của thầy và của trường.
Bỏ xếp hạng cao thấp để tăng đoàn kết trong lớp và bớt căng thẳng hay tranh chấp, ngòi của nổi loạn.
Và còn nhiều phương thức khác…
Riêng một số ít trò có vấn đề về trí tuệ hay tâm lý thì bộ phận tâm lý học đường phải vào cuộc. Những trò này cần được giúp đỡ hay điều trị vì có phạt hay có lăng nhục trước cả toàn trường đi nữa thì cũng … vô ích.
Công ước “Quyền của trẻ em” được thừa nhận từ gần ba mươi năm nay bởi 191 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Giữ các hình phạt ở trường là vi phạm Công ước này, đặc biệt là điều thứ 19 ” Tất cả các quốc gia phải bảo vệ trẻ chống bất cứ hình thức bạo hành nào…”.
Một phiên bản tóm tắt, bằng tiếng Việt, của Công ước này có thể đọc được ở đây
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_v%E1%BB%81_Quy%E1%BB%81n_tr%E1%BA%BB_em
Đoạn Nội dung chính, có ghi rõ ràng quyền được giáo dục không bạo lực
Giáo dục khác với bạo hành. Dùng bạo lực lại không là một phương thức “sư phạm” có hiệu quả. Bạo lực học đường sẽ kéo theo bạo lực trong xã hội (và ngược lại, nhưng đây là một vấn đề khác).
Đồng thời có lẽ cũng đừng quên mục đích của giáo dục là khai phóng.
NGUỒN: BÁO VĂN HOÁ NGHỆ AN
2 nhận xét:
Do la loi cua GIA DINH va cach giang day cua THAY CO..thieu kiem soat va QUAN TAM, doc lai " TAM TU KINH " va hoc lai sach CO TRUYEN rut kinh nghiem va dieu chinh lai, giao vien len lop co GIAO AN nhung thieu KIEM SOAT cua BAN GIAM HIEU ! Loi tai NHA NUOC CSVN.
Ha Tran at: ha@nysunsky.com
Co loi thi phai biet nhan loi, biet tu kiem va bi phe binh la nhung gi HCM da day, HCM co THE GOOD THE BAD AND THE UGLY nhung VN da su dung khong dung cho... nhin lai mang FB xem lai KET QUA hoc tap va giang day, tren 60% la tu VN thanh ra Truong Tan Sang qua MY nam 2013 da bi HUFFTINPOST loai ra khoi vong chien DAN ANH CHUP CHUNG VOI OBAMA, buc anh do phine 31 phai la TRUONG TAN SANG moi dung, nhung lai de cho phia CUBA chiem cho.. CSVN da ngu quen sau chioen thang ma NGUYEN TIEN DUNG da phat bieu truoc trong cuoc dien hanh 30/04/2015 vua qua la TU CHAM BIEM...
XIn moi ban cung xem lai tai:
http://www.huffingtonpost.com/2013/11/12/obama-david-cameron_n_4263653.html
Đăng nhận xét