Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG BÊ TÔNG LY TÂM DÙNG CHO CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÁI ĐẤT!








QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG BÊ TÔNG LY TÂM      DÙNG CHO CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

(CREATED BY CIVIL ENGINERRING NGUYENDINHDUC)


NGÀY  20 THÁNG 04 NĂM 2012








     QTSXOBT- 01







THUYẾT MINH
QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG  BÊ TÔNG LY TÂM
DÙNG CHO CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC









  1. VẬT TƯ ĐỂ SẢN XUẤT ỐNG
1)    Cốt thép
Cốt thép sử dụng trong ống BT thoát nước là thép cán nóng , thường dùng loại C1 (tương đương A 1 ) , cường độ R= 2400 kg/cm2 (TC cũ: 2100 kg/cm2);
Đường kính sử dụng: D6, D8, D10, …
Đáp ứng Tiêu chuẩn Việt nam:  TCVN 6285-1997; TCVN 6286-1997
Cốt thép sạch, không bị rỉ sét và phải nắn thắng trước lúc gia công.
2)    Xi măng
Là loại xi măng poorland, P30 hoặc P40, bao 50 kg hoặc xi măng xá chở bằng bồn xe chuyên dùng bơm vào silo;
Đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 2682-1999; hoặc TCVN 2682-1997
3)    Cát
Cát để đổ bê tông là cát sạch, được sàng kỹ, không lẫn tạp chất như bùn đất, cây cỏ, gỗ mục..v..v; cỡ hạt đều;
Đáp ứng TCVN 7570:2006- TCVN 7572:2006.
4)    Đá dăm
Đá dăm được sử dụng sản xuất ống có kích cỡ đạt tiêu chuẩn đá 1x2 (cm); sạch, đầu hạt; có tính chất cơ lý đã được thử nghiệm phù hợp yêu cầu;
Đáp ứng TCVN 7570:2006; TCVN 7572:2006
5)    Nước
Nước sử dụng đổ BT là nước sạch lấy từ nguồn thủy cục hoặt nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt: TCXDVN  302- 2004;
6)    Phụ gia
Phụ gia bê tông có nhiều loại : tăng cường độ sớm, hóa dẻo, chống ăn mòn (bền sulfat)….
Khi cần sản xuất cấu kiện giao hàng nhanh, tháo khuôn sớm, sử dụng phụ gia tăng cường độ sớm; tỷ lệ pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất…
Có phụ gia Sika, MBT,…v..v

7)    Cấp phối bê tông
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông sử dụng xi măng PCB 30
·  Độ sụt 2 ÷ 4 cm
·  Đá dmax = 20 mm [(40÷70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60÷30)% cỡ1 x 2 cm
Mác bê tông
Vật liệu dùng cho 1 m3 bê tông
M (kg) 
Cát (m3)
Đá(m3
Nước (lít)
Phụ gia
100
218
0,516
0,905
185

150
281
0,493
0,891
185

200
342
0,469
0,878
185

   250
405
0,444
0,865
185

300
439
0,444
0,865
174
Dẻo hóa
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông sử dụng xi măng PCB 40
·  Độ sụt 2 ÷ 4 cm
·  Đá dmax = 20 mm [(40÷70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60÷30)% cỡ1 x 2 cm
Mác bê tông
Vật liệu dùng cho 1 m3 bê tông
XM (kg) 
Cát (m3)
Đá(m3) 
Nước (lít)
Phụ gia
150
233
0,51
0,903
185

200
281
0,493
0,891
185

250
327
0,475
0,881
185

300
374
0,457
0,872
185

350
425
0,432
0,860
187

400
439
0,444
0,865
174
Dẻo hóa
(Theo tiêu chuẩn của Bộ Giao Thông)

Khi  lên cấp phối bê tông trên trạm trộn có hệ thống cân đong tự động, các loại vật liệu được quy đổi ra kg:
Trọng lượng riêng ký hiệu:  ɣ (t/m3; kg/m3) được xác định trong phòng thí nghiệm ở trạng thái khô;
Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm ảnh hưởng rõ rệt lên trọng lượng riêng của vật liệu (cát, đá)
Mùa khô :
ɣ cát = 1,15 ÷ 1,2
ɣ đá = 1,25 ÷ 1,28
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông sử dụng xi măng PCB 40
·  Độ sụt 2 ÷ 4 cm
·  Đá dmax = 20 mm [(40÷70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60÷30)% cỡ1 x 2 cm

Mác bê tông
Vật liệu dùng cho 1 m3 bê tông
XM (kg) 
Cát (m3)
Cát (kg)
Đá(m3) 
Đá (kg)
Nước (lít)
Phụ gia
150
233
0,51

0,903

185

200
281
0,493
591
0,891
1140
185

250
327
0,475

0,881

185

300
374
0,457
548
0,872
1116
185

350
425
0,432

0,860

187

400
439
0,444

0,865

174


Mùa mưa : ( cát đá ngoài trời, độ ẩm > 80%) cần tăng khối lượng cát đá đồng thời giảm lượng nước
ɣ cát = 1,25 ÷ 1,35
ɣ đá = 1,28 ÷ 1,35
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông sử dụng xi măng PCB 40
·  Độ sụt 2 ÷ 4 cm
·  Đá dmax = 20 mm [(40÷70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60÷30)% cỡ1 x 2 cm

Mác bê tông
Vật liệu dùng cho 1 m3 bê tông
XM (kg) 
Cát (m3)
Cát (kg)
Đá(m3) 
Đá (kg)
Nước (lít)
Phụ gia
150
233
0,51

0,903

185

200
281
0,493
641
0,891
1203
165

250
327
0,475

0,881

185

300
374
0,457
594
0,872
1177
170

350
425
0,432

0,860

187

400
439
0,444

0,865

174




1.    Bê tông trộn đúng cấp phối mác yêu cầu, vật liệu đạt tiêu chuẩn;
2.    Lấy các mẫu thí nghiệm 15x15x15 cm hoặc mẫu trụ D100, D150 theo quy định TCVN 3105-1993;
3.    Thử nghiệm mẫu nén 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày…
4.    Định mức cấp phối bê tông phải được kiểm nghiệm thực tế đạt yêu cầu mới được đưa vào sản xuất sản phẩm;
5.    Khi có sự thay đổi nguồn cung cấp vật liệu như: cát, đá, xi măng …v…v nhất thiết phải thực hiện lại quá trình thử nghiệm xác định lại cấp phối cho phù hợp.
6.    Khi thời tiết thay đổi (mùa khô, mùa mưa) do độ ẩm thay đổi ảnh hưởng đến dung trọng của cát, đá, nên việc cân đong các vật liệu trên phải điều chỉnh thay đổi cho phù hợp, đảm bảo khối tích bê tông, bề dày thành bê tông của sản phẩm.
7.    Định kỳ kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống cân đong điện tử để đảm bảo độ chính xác khi lên cấp phối.
  1. MÁY MÓC THIẾT BỊ  DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
1)    Máy trộn bê tông
1.    Sử dụng máy trộn cưỡng bức dạng thùng trộn cố định;
2.    Nạp nguyên liệu thông qua hệ thống gầu cào, được cân đo bằng cân điện tử; người vận hành nhập dữ liệu mẻ trộn vào bộ phận điều khiển tự động cân, đóng mở van nạp liệu;
3.    Sau khi trộn đủ thời gian quy định, kiểm tra bằng mắt thường thấy bê tông đã đều, đạt yêu cầu sẽ được xả ra xe vận chuyển đến nạp vào khuôn song song quá trình quay ly tâm ở tốc độ chậm.
2)    Máy ly tâm
1.    Có tác dụng dàn trải bê tông đều thành cấu kiện hình ống;
2.    Thay cho quá trình đầm nén bê tông; Bê tông ly tâm có thể đạt cường độ cao :  400, 500, 600…800 hoặc hơn;
3.    Tốc độ quay ly tâm được tăng dần ; 400 v/ph (lúc khởi đầu và nạp bê tông, sau tăng dần 600 v/ph, 800 v/ph…tối đa không nên quá 600 v/ph đối với loại cống lớn D1200, D1500, D2000, và không nên quá 1200v/ph đối với loại cống D1000 trở xuống;
Thời gian ly tâm phụ thuộc vào tình trạng máy ly tâm, khuôn cống… và người vận hành cần theo dõi quan sát để điều chỉnh tốc độ, thời gian cho phù hợp, cho ra sản phẩm tốt nhất có thể đạt.
3)    Cầu trục:
Dùng để cẩu khuôn, vận chuyển khuôn vào vị trí đổ bê tông, tháo khuôn, vận chuyển ống ra bãi tập kết, …
Cầu trục 10 T; 20 Tấn..
4)    Lò hơi
a.    Dùng hơi nước nóng hấp nhiệt sản phẩm: dưỡng hộ cưỡng bức, để mau chóng ra khuôn, xoay vòng việc sử dụng khuôn trong ca sản xuất và tạo điều kiện sớm xuất xưởng sản phẩm.
b.    Có nhiều dạng lò hơi: lò đứng, lò nằm.., nhiên liệu: dâu Fo (Fuel oil), than đá, dầu Gasoil, Gas…củi;
c.    Là thiết bị chịu áp lực cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành và an toàn lao động.
5)    Máy hàn, máy nắn thép, máy cắt thép
Đảm bảo việc gia công cốt thép đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo năng suất đáp ứng dây chuyền hoạt động không bị gián đoạn.
6)    Bảo trì thiết bị
a.    Bao gồm: Bảo trì thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất sản phẩm và duy tu sửa chữa định kỳ hàng năm;
b.    Trước mỗi ca sản xuất, người vận hành máy cần kiểm tra tổng quát các máy móc, thiết bị, cho chạy thử để kiểm tra khả năng an toàn của thiết bị; nếu có trục trặc phải báo cho ca trưởng, xưởng trưởng xử lý xong trước lúc vận hành sản xuất.
c.    Hàng năm, tùy tình hình sản xuất, nhà máy sẽ được tổ chức duy tu sửa chữa các thiết bị quan trọng của dây chuyền như: cầu chạy, lò hơi, máy ly tâm, máy trộn bê tông.
  1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1)    Ca sản xuất
Có thể tổ chức sản xuất 1ca, 2 ca, 3 ca hay 1,5 ca…tùy yêu cầu sản xuất theo hợp đồng và khả năng của thiết bị.
Trong điều kiện bình thường, việc tổ chức sản xuất 1 hay 2 ca là hợp lý.
2)    Gia công lồng thép:
a.    Cốt thép được gia công theo thiết kế tiêu chuẩn của Công ty hoặc theo thiết kế do khách hàng yêu cầu;
b.    Gia công lồng thép cống kết hợp máy móc và thủ công, hàn điểm; gia công hàng loạt sản phẩm giống nhau phù hợp dây chuyền sản xuất công nghiệp;
c.    Việc nghiệm thu lồng thép có thể tiến hành đối với từng sản phẩm, hoặc theo từng lô sản phẩm, hoặc chọn ngẫu nhiên.
3)    Chuẩn bị khuôn:
Khuôn cống phải đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu: không cong vênh hay văn vỏ đỗ, các vành lăn tiếp xúc tốt với các bánh dàn ly tâm, đồng tâm, khi quay ly tâm, không gây tiếng ồn lớn hay va đập mạnh khi ly tâm;
Khuôn chuẩn bị đổ bê tông phải ở trạng thái sẵn sàng: vệ sinh sạch sẽ, lau chất chống dính khuôn, các đầu chặn được vệ sinh và ráp đúng tiêu chuẩn.
4)    Lắp đặt cốt thép vào khuôn; Ráp khuôn:
a.    Nửa khuôn dưới được đặt nơi bằng phẳng, chèn hai bên để không bị lăn; vận chuyển lồng sắt bằng thủ công hay cầu chạy, lắp đặt vào khuôn sao cho đúng vị trí.
b.    Những sai lệch như cốt thép bị vặn, nằm sát thàng ngoài khuôn hay nổi quá trong lòng khuôn phải được chỉnh sửa cho đạt yêu cầu trước khi đậy phần trên của khuôn và tiếp tục căn chỉnh, văn chặt các bu lông;
c.    Phần mặt chặn hai đầu khuôn cũng được lắp đặt kín khít đảm bảo không rò rỉ nước xi măng khi quay ly tâm;
d.    Dùng cầu chạy để vận chuyển khuôn cùng lồng thép lên dàn quay ly tâm chuẩn bị cho quá trình nạp bê tông và ly tâm.
5)    Ly tâm và nạp bê tông:
Khởi động máy ly tâm cho khuôn quay từ từ, nạp bê tông vào khuôn bằng phương pháp thủ công; lưu ý quá trình nạp bê tông phải đều từ giữa ra hai đầu khuôn; quá trình nạp bê tông cần liên tục cho đến hết lượng bê tông xác định cho mỗi sản phẩm;
Tăng dần tốc độ quay ly tâm đến tốc độ phù hợp và duy trì trong thời gian xác định tùy loại sản phẩm và tình trạng khuôn, tình trạng máy ly tâm; khi mặt trong cống đã đồng đều và thời gian quay đã đạt thời gian tối thiểu, có thể giảm tốc độ quay và tắt máy ly tâm.
6)    Hấp nhiệt bằng hơi nước:
Là quá trình dưỡng hộ bê tông cưỡng bức nhằm mục đích sớm ra khuôn, xoay vòng khuôn và bê tông sớm đạt cường độ để xuất hàng vận chuyển không bị hư hỏng nứt bể;
Quá trình hấp nhiệt phải khởi từ nhiệt độ thấp (lượng hơi nước bị tiết chế) lên nhiệt độ cao một cách từ từ ( tăng dần lượng hơi nước) để bê tông không bị co ngót nhanh gây nứt bề mặt...
7)    Tháo khuôn:
Công tác tháo khuôn được tiến hành sau khi bê tông đạt cường độ nhất định (trên 30% Rtk) thường sau khi hấp nhiệt ở 80 0C trong thời gian 2 giờ, hoặc sau 48 h ở trạng thái tự nhiên.
Khuôn tháo ra cần đặt ở vị trí thuận tiện cho công tác vệ sinh và lắp đặt cốt thép để đúc sản phẩm tiếp theo.
8)    Cẩu xếp sản phẩm:
Sản phẩm sau ra khuôn được cẩu xếp vào bãi chứa sản phẩm quy định cho từng loại
  1. CẨU XẾP VÀ VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM:
1)    Cẩu xếp sản phẩm sau ra khuôn
a.    Sản phẩm sau khi ra khuôn được đưa ra bãi tập kết sản phẩm. Việc sắp xếp các sản phẩm phải theo từng loại ở mỗi khu vực riêng, không chồng xếp lẫn lộn các loại sản phẩm có đường kính khác  nhau sẽ khó khăn cho việc kiểm tra cẩu chuyển hàng;
b.    Số lượng các lớp sản phẩm phải tuân theo quy định để hạn chế việc ống bị nứt do nhiều lớp đè xuống;
c.    Cần thực hiện việc trung chuyển ống kịp thời để đảm bảo chổ xếp sản phẩm mới ra khuôn
2)    Trung chuyển sản phẩm
a.    Để đảm bảo mặt bằng kê xếp sản phẩm sau ra khuôn và có thời gian đủ cho sản phẩm bê tông đạt cường độ, bắt buộc phải trung chuyển sản phẩm đến một bãi quy định và hoàn tất công tác sửa chữa,  nghiệm thu ống trước lúc cẩu lên xe vận chuyển đến công trường.
b.    Dùng xe tải tự cẩu để vận chuyển ống; việc sử dụng các móc cẩu chuyên dùng hợp lý để không làm nứt mẻ sản phẩm, mất nhiều công sửa chữa đồng thời làm mất mỹ quan sản phẩm, thậm chí ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm như nứt dọc ống, mẻ miệng ống..v..v.
3)    Kê xếp sản phẩm trên xe vận chuyển đền công trường
a.    Sản phẩm cẩu xuất cho khách hàng là sản phẩm đã được nghiệm thu đạt chất lượng xuất xưởng và đảm bảo cường độ bê tông tối thiểu 70% cường độ thiết kế ( có hấp nhiệt: sau 7 ngày; không hấp nhiệt: sau 14 ngày);
b.    Kê chèn hai bên sản phẩm, dùng cáp hay dây dù to bản để neo sản phẩm để không bị lăn, xê dịch trong qua trình vận chuyển.
4)    Thu hồi sản phẩm do khách hàng trả lại
a.    Khi có sản phẩm khách hàng trả lại (do lỗi khuyết tật trong sản xuất hay cẩu chuyển, hay do thừa so với yêu cầu thực tế); sản phẩm phải được thu hồi ngay về bãi tập kết riêng trong công ty;
b.    Phòng KT-KT sẽ lập hồ sơ hàng trả lại và xử lý theo quy định của công ty.
  1. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn ống ly tâm theo TCXDVN 372:2006 của Bộ Xây dựng ban hành ngày 05/07/2006 kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BXD:
“ ỐNG BÊ TÔNG CỐT THÉP THOÁT NƯỚC”
(Reinforced Concrete Pipes For Water Draining)

Phù hợp tiêu chuẩn ngành:   22TCN 159- Cống tròn bê tông cốt thép lắp ghép;
Tham chiếu tiêu chuẩn ASTM của Mỹ ( American Standar Test Methods)


  1. AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT
1)    An toàn máy móc thiết bị
a.    Các máy móc thiết bị trong sản xuất thường xuyên được kiểm tra chạy thử trước mỗi ca sản xuất;
b.    Người vận hành các thiết bị có chứng chỉ qua sát hạch loại máy móc thiết bị nào mới được phép sử dụng vận hành thiết bị máy móc đó; nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị không đúng hoặc giao cho người không đủ khả năng trình độ điều khiển;
c.    Sau mỗi ca làm việc, các thiết bị máy móc phải được vệ sinh sạch sẽ và ở tư thế sẵn sàng cho sản xuất ca tiếp theo;
d.    Trong trường hợp xảy ra sự cố hỏng hóc máy móc thiết bị mà chưa khắc phục kịp, được ghi rõ nhật ký và chính thức thông báo giữa Ca Trưởng trước và Ca Trưởng sau và Xưởng  Trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời.
2)    Thực hiện tốt nội quy an toàn trong sản xuất:
Xưởng Bê tông ly tâm phải thực hiện tốt nội quy an toàn lao động trong sản xuất:
ü  Trang bị phòng cháy cho Xưởng chính: nước , cát, bình CO….;
ü  Sắp xếp gọn gàng sạch sẽ trong xưởng;
ü  Treo các khẩu hiệu về an toàn nơi tập trung, dễ thấy;
ü  Tập huấn, phổ biến công tác ATLĐ cho toàn thể CBCNV trong xưởng;
ü  Trang bị BHLĐ đầy đủ cho CN;
 VII.        CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:
1)    Chuyên môn hóa công đoạn;
2)    Tăng nhân lực sản xuất;
3)    Tăng giờ làm việc, tăng ca làm việc;
4)    Đảm bảo chất lượng sản phẩm;
5)    Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị;
Biên Hòa, ngày  20 tháng 04 năm 2012
           
4000

    • 04:18 4 thg 5 2012


    XÂY DỰNG CÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TỐT CHO CÁC KHU DÂN CƯ, KHU ĐÔ THỊ LÀM TĂNG HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG TRÊN HÀNH TINH XANH CỦA CHÚNG TA!


Không có nhận xét nào: