Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Vì sao tre em nghiện Game



Có thể nói một trong những vấn đề bức xúc và gây đau đầu nhất hiện nay là hiện tượng nghiện game trong giới trẻ. Tôi mong bạn không gặp phải trong vấn đề này. Nhưng dẫu vậy, chúng ta hãy cùng nhau tim hiểu vì sao con trẻ, nhất là các bé trai nghiện chơi game.
Dù trò chơi điện tử đã xất hiện hơn hai thập kỹ trước, nhưng thế hệ 7x và đầu 8x không có nhiều người trở thành con nghiện. Thở ấy chúng ta thích thả diều, đá bóng hay đi xem phim với bạn bè – các trò chơi cổ điển có giá trị tinh thần cao và nhịn chung không hội đủ những yếu tố “gây nghiện”. Vậy thì game hiện đại là như thế nào? Nó có cái gì khiến bọn trẻ say sưa đến thế.
Game tạo ảo giác về việc làm chủ cuộc sống
Với những đòi hỏi ngày càng cao từ trường học, gia đình và xã hội, thiếu niên ngày nay không có cảm giác mất đi khả năng làm chủ những gì xảy ra xung quanh và tring chính bản thân chúng. Chỉ khi ngồi trước màng hình vi tính, chúng mới có cảm giác giành lại khả năng kiểm soát mọi thứ trên đời. Vẫn biết rằng đó chỉ là thế  giới ảo, nhưng những cảm giác mà  chúng có khi say sưa bấm nút hay di chuyển con trỏ là thật, vì các trò chơi ngày nay được các “phù thủy game” thiết kế sống động như thật, thậm chí đối với bộ óc non nớt thì nó còn thật hơn cả cuộc sống ngòa kia, vì các nhà thiết kế đã khái quát hóa đời sống, phóng chiếu nó với một độ rõ nét và sinh động cực lớn. Cuộc sống trong các trò chơi mang lại cảm giác mạnh, “rất đã” khiến đứa trẻ, một khi rời màng hình, chỉ thấy cuộc sống xung quanh tẻ nhạt, đáng chán.
Chẳng phải vậy sao, chỉ cần chạm vào bạn phím, bạn có thể điều khiển nhân vật trong trò chơi theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Bạn cũng có thể điều khiển kết quả trò chơi bằng cách lựa chọn hành động một cách thỏai mái. Cảm giác làm chủ giả tạo này có hấp lực cực lớn, bạn có thể “sống” trong thế giới tự tạo ra cho mình,  nơi mà bạn có được cây đèn thên Aladin, bắt thần đèn làm cho mình bất cứ điều gì. Các trò chơi loại này đánh trúng vào một điểm: con người nói chung thích cảm giác được làm chủ và cảm thấy bất lực nếu mọi việc không theo đúng ý mình.
Một lý do khác khiên đa số thiếu niên thích chơi trò chơi điện tử là vì nó mang lại kết quả tức thì. Chỉ trong một thời gian ngắn và một chút cố gắng  không thấm vào đâu so với cuộc sống thật, chúng có thể trở thành một người “quan trọng” hơn, “giàu có” hơn, “thành công” hơn và được nhiều game thủ khác “nể sợ” hơn. Một trong những tác hại của trò chơi điện tử mà nhiều người chưa nhìn ra: nếu nghiện game trong một thời gian dài, hệ thống thần kinh của bạn có thể chỉ phản ứng lại với những  phản ứng tức thì, dễ dãi. Điều này có thể giúp lý giải tại sao phụ huynh ngày nay gặp khó khăn trong việc động viên con cái học tập; vì khác với trò chơi, học tập là một việc nhọc nhằn, đòi hỏi một quá trình phấn đấu và nổ lực dài hơi trước khi đạt được phần thưởng.
Game giúp chúng ta thoát ly thực tế
Game đặc biệt hấp dẫn với nhũng trẻ co cảm giác lạc lõng trong một tập thể (do thiếu nhứng kỹ năng xã hôi cần thiết), thiếu sự quan tậm yêu thương của cha mẹ hoặc bị bạn bè trong trường bắt nạt. Nạn ỷ mạnh hiếp yếu trong trường học chẳng phải là chuyện hiếm hoi gì ở bất kì đâu và trong bất cứ thời đại nào, với những biểu hiện đa dạng, từ những lời chọc ghẹo vô hại đến việc gây thương tổn về tinh thần và thể xác đối với trẻ. Trong trò chơi thế giới ảo, trong khi đó, mang lại những đứa-trẻ-nạn-nhân này cảm giác chúng là người thật sự, không những không để ai bắt nạt mà cong oai phong “cho đo ván” những “nhân vật” khét tiếng khác.
Trong một cuộc trò chuyện với thiếu niên 14 tuổi tên Chris theo học chương trình “tôi tài giỏi, Bạn cũng thế!”, tôi tình cờ đề cập đến chủ đề trò chơi điện tử và được biết Chris là “dân nghiền” thứ thiệt. Sau một hồi nói chuyện, cấu thú thật mình bị đối xử khá tệ ở trường, không ai muốn chơi với cậu và cậu luôn bị bạn bè bắt nạt. Chỉ khi chìm đắm vào thế giới ảo với những trò chơi hấp dẫn, biến hóa, cậu mới có cảm giác tự do tự tại, có thể trở thành người mà cậu muốn và làm chuyện mà cậu thích làm. Cậu có thể “giết” bất cứ đối thủ nào nên được các game thủ khác nể sợ và tôn sùng. Trong thế giới ảo, thay vì bạn bè xa lánh hoặc bắt nạt. Chris có nhiều fan hâm mộ và cậu có thể ra oai với bất kì ai.
Ngày càng có nhiều thiếu niên như Chris đi tìm niềm vui với sự khây khỏa trong thế giới ảo, vì chỉ có ở đó, chúng mới tạo được danh tính riêng, được đánh giá cao là điều mà những đứa trẻ đáng thương này không có được trong gia đình hoặc nhà trường. Một hiện tượng đáng lo ngại khác là ở một phương diện nào đó, một số trò chơi điện tử kích thích tính hung hăng thiếu kiểm soát của trẻ và là tác nhân gián tiếp gây ra các hành vi bạo lực ở trẻ vị thành niên.


1 nhận xét:

NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC nói...

BẠN NÀO CÓ Ý KIẾN HAY HÃY GÓP Ý THÊM NHA!
LIÊN HỆ VỚI TÔI: nguyendinhduc57@yahoo.com
hoặc vào:\\Google.com\nguyendinhduc57